Ung thư niêm mạc cổ tử cung khiến cô sinh viên phải cắt bỏ tử cung

Ung thư niêm mạc cổ tử cung khiến cô sinh viên phải cắt bỏ tử cung

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 7, 20/01/2018 06:39

Nữ sinh viên đại học Y Thái Nguyên mắc căn bệnh ung thư niêm mạc tử cung ở tuổi 23. Cô vừa trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung và mất đi thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư niêm mạc cổ tử cung.

Xót xa sinh viên Y khoa ung thư niêm mạc tử cung ở tuổi 23

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay, tình cờ qua mạng xã hội, anh biết đến câu chuyện của cô sinh viên Dương Thị Huyền Trang (SN 1995, đang là sinh viên năm 4 của đại học Y Thái Nguyên) bị ung thư niêm mạc tử cung. Biết được hoàn cảnh khó khăn của nữ sinh viên trường y, anh đã kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp và những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ em chiến đấu với bệnh tật và thắp lên hy vọng về tương lai xán lạn hơn.

“Biết về hoàn cảnh của Trang khiến tôi rất xúc động. Như một cơ duyên, tôi nguyện đồng hành cùng em suốt quãng thời gian phải chiến đấu với căn bệnh ung thư và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn cho em”, bác sĩ Quang nói.

Xã hội - Ung thư niêm mạc cổ tử cung khiến cô sinh viên phải cắt bỏ tử cung

Bác sĩ Trần Vũ Quang thăm hỏi tình trạng bệnh của em Trang.

Theo lời kể của bác sĩ Quang, cuối tháng 12/2017, anh và đoàn thiện nguyện (gồm các bác sĩ ở Hà Nội và bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Nguyên) đã đến thăm hỏi, động viên Trang khi biết tin em vừa trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Hoàn cảnh của Huyền Trang khiến tất cả các thành viên trong đoàn thiện nguyện đều xót xa và mong muốn hỗ trợ em cả về vật chất, tinh thần để vượt qua giai đoạn khó khăn chiến đấu với bệnh tật.

Dương Thị Huyền Trang mồ côi cả cha lẫn mẹ từ tấm bé nhưng luôn nỗ lực để thực hiện giấc mơ vào đại học Y. Năm Trang 7 tuổi, bố mẹ em qua đời vì tai nạn giao thông. Hai chị em được bác đưa về nuôi. Cuộc sống lại càng khó khăn hơn khi 3 năm sau, bác trai cũng ra đi vì căn bệnh ung thư, từ đó gánh nặng lại đè nặng hơn lên vai người bác dâu. Hiểu được hoàn cảnh của mình, Trang luôn nỗ lực trong cuộc sống và học tập.

Sự cố gắng của Trang cũng được bù đắp khi em thi đỗ đại học Y Thái Nguyên. Ngay từ ngày đầu nhập học em đã đi tìm việc để làm thêm. Em không ngại gian khổ để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Vừa học vừa làm thêm song thành tích học tập của Trang luôn đạt loại khá. Khi ấy, bạn bè, thầy cô ai cũng nhìn cô nữ sinh nghèo bằng một ánh mắt ngưỡng mộ, khâm phục.

Xã hội - Ung thư niêm mạc cổ tử cung khiến cô sinh viên phải cắt bỏ tử cung (Hình 2).

Nữ bác sĩ (bên trái) động viên Trang giữ gìn sức khỏe.

Tương lai của Trang sẽ tốt đẹp biết bao nếu như tháng 11/2017 vừa qua, cô gái 23 tuổi này không nhận được tin dữ từ bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trang được chẩn đoán ung thư niêm mạc tử cung. Hiện, Trang đang bảo lưu kết quả học tập để điều trị bệnh.

“Trang vừa trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung tại một bệnh viện ở Hà Nội, sau khi bình phục sẽ tiến hành xạ trị. Em cũng được bác sĩ chỉ định treo buồng trứng, dùng thuốc cho buồng trứng không hoạt động trong vòng 2 năm, cắt mô đông lạnh đề phòng khi xạ trị bị hỏng vẫn có mô đông lạnh. Đến thăm, nghe chia sẻ về việc mới phẫu thuật cắt tử cung, chúng tôi càng thấu hiểu nỗi đau em đang phải gánh chịu - từ nay em sẽ mất đi thiên chức của người phụ nữ. Thế nhưng, trò chuyện với chúng tôi, Trang rất lạc quan khi đối mặt với bệnh tật. Điều này khiến chúng tôi khâm phục hơn và tôi tự nhủ sau khi điều trị bệnh ổn định, tôi sẽ đồng hành, hướng dẫn em về chuyên môn, định hướng một công việc phù hợp với sức khỏe”, bác sĩ Quang xúc động chia sẻ. 

Ung thư niêm mạc tử cung - nguyên nhân vô sinh

Dẫn chứng căn bệnh mà cô sinh viên trường đại học Y Thái Nguyên mắc phải, bác sĩ Trần Vũ Quang đã đưa ra những tư vấn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư niêm mạc tử cung giúp phái đẹp trang bị thêm kiến thức để phòng bệnh.

Theo bác sĩ Quang, ung thư niêm mạc tử cung là khối u ác tính phát sinh tại tuyến nội mạc tử cung-một trong những u ác tính ở cơ quan sinh dục nữ, chiếm 7% tổng số ung thư ở nữ giới, chiếm 20-30% u sinh dục ác tính. Ung thư niêm mạc tử cung có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, tỉ lệ phát bệnh cao ở khoảng 59-61 tuổi, khoảng 50-70% phụ nữ mắc bệnh sau khi mãn kinh. Nhưng hiện tại bệnh này không được chị em quan tâm, cũng như đi khám phụ khoa đều đặn để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân:

Hormon (liên quan phần lớn tới estrogen); tuổi tác: Thường từ 50 tuổi trở lên; béo phì; các nguyên nhân khác: đái đường, không có con.

Triệu chứng: 

Điển hình: Ra máu âm đạo bất thường ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh; đau bụng; khám thực thể qua thăm âm đạo, tử cung thường trở nên to hơn bình thường, tròn và mật độ mềm không đều; cổ tử cung cũng có thể mềm. Những người già mãn kinh lâu ngày, cổ tử cung hẹp lại và hoại tử chít hẹp làm máu không chảy ra ngoài được và có thấy tử cung căng trướng.

Chẩn đoán phân biệt và phân loại 

• Chẩn đoán phân biệt:

-Trong giai đoạn tiền mãn kinh phải chẩn đoán phân biệt với thai nghén như: Chửa thường, chửa trứng, chửa ngoài dạ con.

-Phân biệt với u xơ tử cung, sản nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung, polyp cổ tử cung, những ung thư khác đường sinh dục và những ung thư từ nơi khác di căn đến.

• Phân loại: Dựa vào sự tiến trên trên lâm sàng của bệnh, giai đoạn của mô bệnh học và tổn thương ung thư có xâm lấn xuống đến cổ tử cung hay không.

-Giai đoạn 0: Ung thư tại chỗ

-Giai đoạn 1: Khối u giới hạn ở niêm mạc tử cung; xâm nhận <1/2 bề dày niêm mạc tử cung; xâm nhập >1/2 bề dày niêm mạc tử cung.

-Giai đoạn 2: Chỉ xâm lấn đến lớp biểu mô tuyến của ống cổ tử cung; xâm lấn đến lớp đệm cổ tử cung.

-Giai đoạn 3: Khối u xâm lấn ra tới lớp thanh mạc, hoặc phần phụ, dịch ổ bụng có tế bào ung thư; di căn tới âm đạo; di căn tới thành chậu hoặc tới hạch cạnh động mạch ổ bụng.

-Giai đoạn 4: Khối u xâm lấn vào bàng quang hoặc niêm mạc ruột; Di căn xa, bao gồm cả vào trong ổ bụng hoặc vào hạch bẹn.

Điều trị ung thư niêm mạc tử cung

Phẫu thuật và tia xạ là 2 biện pháp điều trị chính

• Giai đoạn 1: Cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ là lựa chọn đầu tiên
• Giai đoạn 1-3: Trước hết phải vét hạch nếu hạch dương tính. Xạ trị sau mổ.

Điều trị tia xạ bổ sung:

Giai đoạn 1: Giảm tỉ lệ tái phát vùng âm đạo từ 3-5% sau mổ xuống 1-3%.
Giai đoạn 2: Cắt tử cung và hai phần phụ, vét hạch chậu, tia xạ trước mổ, sau mổ tia xạ ngoài tiếp.

Giai đoạn 3: Cắt tử cung hoàn toàn rộng và hai phần phụ, nếu khối u to, thâm nhiễm không thể lấy hết được thì lấy bỏ phần khối u, sau là tia xạ ngoài.

•Giai đoạn 4: Cắt bỏ hết tử cung, vòi tử cung và 2 buồng trứng nếu có thể. Sau đó là điều trị tia xạ và hormone. Những trường hợp ung thư niêm mạc tử cung không thể phẫu thuật hoặc tia xạ thì có thể điều tị progesteron kéo dài (>3 tháng) tiêm hàng ngày.

Tiên lượng:

Sống sau 5 năm với giai đoạn 1 là 75-95%, khoảng 90% các trường hợp tái phát xảy ra trong khoảng thời gian dưới 5 năm. Đốii với giai đoạn 2 tỉ lệ này là 50-60%, giai đoạn 3 là khoảng 30% và giai đoạn 4 khoảng 5-10%.

Ngân Giang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.