Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mới mắc phải bệnh ung thư phổi. Trong đó có tới 1,76 triệu người bị tử vong. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23,667 người mắc ung thư phổi mới và có khoảng 20.170 người bị tử vong.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, tình trạng tiến triển nhanh nên chỉ cần lơ là là có thể bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vì vậy, mọi người cần biết những kiến thức về bệnh ung thư phổi để có thể kịp thời phát hiện ra các triệu chứng ban đầu và có cách điều trị.
Chuyên gia chỉ ra các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi
Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi hiện nay vẫn chưa được chính minh rõ ràng, nhưng một vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư phổi sau:
Hút thuốc là được xem là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi hàng đầu tại Việt Nam. Ngay cả với những người không hút thuốc lá, nhưng khi thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn người trực tiếp hút thuốc.
Số liệu điều tra tình trạng hút thuốc lá của Việt Nam (GATS 2015) cho biết: Có khoảng 15,6 triệu người đang hút thuốc lá. Trong đó người chủ động hút thuốc lá là khoảng 28,5 triệu người, và khoảng 5,9 triệu người hút thuốc lá thụ động.
Nếu số lượng người hút ngày càng một cao, thì nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp nhiều lần so với người không hút. Ngược lại, nếu ngừng hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ giảm đáng kể. Thời gian không hút thuốc dưới 5 năm nguy cơ mắc 16%, từ 10-19 năm nguy cơ mắc 6%, lớn hơn hoặc bằng 40 năm nguy cơ mắc chỉ còn 1,5%.
Ngoài ra một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi mà mọi người cần thận trọng đó là: Người có tiền sử mắc các bệnh lý về phổi mãn tính (lao phổi, phổi silic, bệnh bụi phổi), gia đình đã có người mắc ung thư phổi, người thường xuyên tiếp xúc với các chất phóng xạ hay uranium, radium, đồng, thiếc, sắt, nhựa, than đá, nhựa đường, dầu, amiăng...
Đặc điểm của bệnh ung thư phổi giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2 vẫn nằm trong nhóm giai đoạn đầu của quá trình phát triển bệnh. Kích thước của khối u có đường kính khoảng 2 - 3cm nên mới chỉ nằm ở trong phổi, chưa lây lan, xâm lần đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, các cơ, màng phổi... Vì vậy mà cơ thể của bệnh nhân vẫn khỏe mạnh, các triệu chứng chưa được rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường.
Các triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn 2
Bước vào giai đoạn 2 các triệu chứng của bệnh đã rõ hơn so với giai đoạn 1 tuy nhiên vẫn chưa được rõ ràng để bệnh nhân có thể nhận biết mình có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy cách tốt nhất để không bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh hãy đi khám ngay nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Xuất hiện các cơn ho, khi sử dụng thuốc tình trạng không thấy tiến triển. Các cơn ho có thể diễn ra cả ngày lẫn đêm, để càng lâu thì tần suất ho, mức độ càng nặng hơn và mãi không dứt được. Chú ý giai đoạn này có thể bệnh nhân đã ho ra đờm có lẫn máu, vậy nên không được chủ quan bỏ qua.
- Cảm giác tức ngực, khó thở, thở khò khè là những triệu chứng cảnh báo có thể đã mắc phải ung thư phổi.
- Thay đổi giọng nói là những triệu chứng có nguy cơ mắc ung thư phổi tiếp theo. Giọng của bệnh nhân trở nên khàn đục, khó nghe.
- Sốt là triệu chứng bệnh nhân cần chú ý vì đây cũng có thể triệu triệu chứng ung thư phổi.
Tuy nhiên một số bệnh khác như viêm phổi cũng sẽ xuất hiện tình trạng này.
Nhìn chung, ung thư phổi giai đoạn 2 vẫn là giai đoạn sớm của bệnh, khối u vẫn nhỏ nên hiệu quả điều trị cao. Do đó, nếu thấy bất kỳ những triệu chứng bất thường nào của cơ thể hãy đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm>>> Ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu???
Thế Hưng