Nếu bạn đã tìm được công việc yêu thích nhưng không đáp ứng được tiêu chí bằng cấp trong bảng mô tả tuyển dụng, làm thế nào để có được cơ hội làm việc khi mà các ứng viên khác cũng đang cạnh tranh trên “đường đua”? Thực tế, trong xu hướng tuyển dụng hiện nay một số doanh nghiệp không quá quan trọng bằng cấp mà nền tảng đầu tiên và cần nhất đó là năng lực và thái độ nghiêm túc.
Sau đây là 5 cách để bạn có cơ hội làm ngay cả khi chưa đáp ứng được yêu cầu bằng cấp.
Chuẩn bị hồ sơ xin việc thật “đẹp”
Làm thế nào để thuyết phục được nhà tuyển dụng trao cơ hội phỏng vấn công việc ở Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM… cho một người không có bằng cấp như yêu cầu ngay từ đầu? Không có cách nào khác hơn là chuẩn bị hồ sơ xin việc thật ấn tượng. Bởi vì đây chính là bước khởi đầu để họ xem xét, đánh giá tổng quát về ứng viên.
Hồ sơ gồm CV, thư xin việc và đính kèm những sản phẩm, dự án, thành tích (có thể là giải thưởng, chứng nhận, bằng khen…) mà bạn đã tham gia. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bạn “lấp” đầy hoặc gần đầy “lỗ hổng” bằng cấp một cách hiệu quả.
Tập trung vào kiến thức thực tế cần thiết cho công việc
Tại sao việc tập trung vào kiến thức thực tế của công việc lại quan trọng hàng đầu? Bởi vì khi yêu thích công việc nào đó và muốn ứng tuyển thì đầu tiên phải đủ năng lực để làm việc đó. Năng lực ở đây bao gồm các yếu tố như: kiến thức, tay nghề chuyên môn … Đây được gọi là điều kiện cần. Bạn không thể ứng tuyển công việc mình thích nhưng bản thân cũng không có khả năng làm. Bởi vì bạn sẽ thất bại ngay cuộc phỏng vấn hoặc nếu có may mắn được nhận vào thì cũng sẽ bị đào thải khi làm việc không hiệu quả.
Việc tập trung rèn luyện bản thân đủ kiến thức, năng lực sẽ giúp bạn trả lời sắc sảo, thực tế và tự tin thuyết phục nhà tuyển dụng ngay trong cuộc phỏng vấn.
Rèn luyện các kỹ năng làm việc quan trọng
Có ba yếu tố cơ bản quan trọng nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên đó là học vấn, kỹ năng và thái độ. Nếu bạn không đáp ứng đủ tiêu chí bằng cấp thì ít nhất cũng chứng minh được những ưu thế này của bản thân.
Trước khi ứng tuyển bạn nên tìm hiểu công việc yêu thích làm đòi hỏi kỹ năng gì, phải rèn luyện như thế nào. Từ đó bạn cần nỗ lực hơn để nắm bắt được. Giỏi các kỹ năng cũng giúp bạn tự tin nắm bắt công việc nhanh hơn và hơn thế ngay từ vòng phỏng vấn bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Thái độ nghiêm túc, học hỏi không ngừng
Có câu “thái độ hơn trình độ”. Đây cũng là quan điểm lựa chọn ứng viên của nhiều doanh nghiệp và điều này chưa bao giờ lỗi thời. Thái độ cũng chính là phẩm chất của mỗi người. Do đó bên cạnh yếu tố năng lực, nhà tuyển dụng muốn xem xét thái độ ứng xử của ứng viên xem có phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Hai yếu tố được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất ở ứng viên đó là thái độ nghiêm túc và tinh thần cầu tiến của ứng viên.
Khi mới ứng tuyển bạn chưa có nhiều cơ hội bộc lộ những ưu điểm tuyệt vời này vậy nên tích cực thể hiện nó trong cách viết CV và thư xin việc vì đây là hai “chìa khóa” quan trọng.
Chấp nhận làm ở vị trí thấp hơn
Một trong những cách làm được công việc mình thích khi không đủ bằng cấp đó chính là “từng bước đi lên”. Bạn có thể xin vào những vị trí thấp hơn trong cùng một ngành nghề để có cơ hội làm việc, học hỏi và thể hiện được tiềm năng của mình.
Tất nhiên đối với một đơn vị doanh nghiệp uy tín, họ sẽ xem xét và đánh giá nhân viên theo lộ trình cụ thể. Khi bạn có năng lực thực sự thì có cơ hội hơn để làm được công việc mình mong ước.
Hiện nay cách làm này cũng được rất nhiều ứng viên áp dụng bởi vì nó là cách để bạn tiến từng bậc thang lên cao với xuất phát điểm thấp.
Đừng vội từ bỏ vị trí công việc mình yêu thích vì chưa đủ bằng cấp. Nếu bạn đủ kiên định và nỗ lực thì những cách trên chính là một số gợi ý hữu ích để tham khảo. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách tạo được ấn tượng đặc biệt thu hút nhà tuyển dụng tìm hiểu về mình đồng thời đảm bảo mình có đủ năng lực cho công việc. Khi có được điều này thì cơ hội được làm công việc yêu thích sẽ rộng mở hơn.
Đặng Hảo