Uống thuốc nam chữa vẩy nến, nào ngờ “tiền mất tật mang” khớp biến dạng

Uống thuốc nam chữa vẩy nến, nào ngờ “tiền mất tật mang” khớp biến dạng

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 6, 25/10/2019 12:04

Bệnh nhân tìm đến “thầy lang” bốc thuốc nam để uống. Khi uống được một tháng, bệnh phát nặng hơn, toàn thân sưng đỏ, người sốt, các khớp sưng to, biến dạng.

Bệnh nhân N.L.A (47 tuổi) nhà ở Đắc Lắc nhập viện khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng đỏ da tróc vảy toàn thân, các khớp chân, tay, gối sưng to, biến dạng. 

Khai thác bệnh sử được biết bệnh nhân này được người thân chỉ cho đến một “thầy lang” bốc thuốc nam để uống. Khi uống được một tháng, bệnh phát nặng hơn, toàn thân sưng đỏ, người sốt, các khớp sưng to, biến dạng.

Sức khỏe - Uống thuốc nam chữa vẩy nến, nào ngờ “tiền mất tật mang” khớp biến dạng

Uống thuốc nam chữa vẩy nến, nào ngờ xương khớp biến dạng. (Ảnh: BVCC)

Ngoài việc uống thuốc nam, nhiều trường hợp bệnh nhân nghe lời quảng cáo, tìm đến các phòng khám Trung Quốc điều trị, hậu quả mất tiền, bệnh không giảm mà còn diễn tiến nặng hơn, chuyển qua viêm khớp nặng, rất khó điều trị.

Theo bác sĩ tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, mỗi năm có 15.000 lượt bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng các khớp bị biến chứng rất nặng do tìm đến các “thầy lang” khiến “tiền mất, tật mang”.

TS.BS Nguyễn Trọng Hào – Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, có nhiều phương pháp điều trị vảy nến, tuy nhiên vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hẳn. Bệnh nhân vảy nến cần lưu ý quan tâm đến các yếu tố làm bùng phát bệnh như thời tiết, mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng. Để chữa trị viêm khớp vảy nến, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu và chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát. Có như vậy, tình trạng bệnh mới được kiểm soát và duy trì ổn định, tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế. 

Vảy nến là bệnh lành tính, trên thế giới ước tính có khoảng 125 triệu người mắc bệnh vảy nến. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi 15-35 tuổi. Hiện tại chưa ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, nhưng người ta tin chắc bệnh có liên quan tới yếu tố gien. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng, hệ thống miễn dịch của cơ thể phát ra những tín hiệu sai lệch làm kích hoạt tốc độ phát triển của tế bào da nhanh một cách bất thường. Một tế bào da bình thường trưởng thành và rời khỏi bề mặt da trong khoảng 28 – 30 ngày. Nhưng tế bào da của người bệnh vảy nến chỉ cần 3 – 4 ngày là trưởng thành và di chuyển lên bề mặt da, thay vì rơi ra, chúng lại dính với nhau và tạo nên vảy nến. Các thương tổn da của bệnh vảy nến nhìn có vẻ ghê sợ nhưng hoàn toàn không lây cho người khác. Do vậy chúng ta không nên kỳ thị hay xa lánh bệnh nhân vảy nến.

Viêm khớp xảy ra trên khoảng 10 – 30% bệnh nhân vảy nến với các biểu hiện lâm sàng của bệnh như: đau ở các khớp đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ; đau lưng khu vực cột sống; cứng khớp buổi sáng; viêm sưng ở ngón tay, ngón chân khiến ngón sưng và có hình khúc dồi; móng tay, chân bị rổ vàng và ly ra khỏi phần thịt mềm dưới móng…Trong những trường hợp nặng, vảy nến khớp có thể gây biến dạng, phá hủy khớp không hồi phục, khiến bệnh nhân bị tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

Bệnh viêm khớp vảy nến là bệnh khó chữa trị, tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại những hậu quả của bệnh viêm khớp vảy nến.

Phong Linh

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.