Các nhà ngoại giao cho biết, Chính quyền Dân tộc Palestine vẫn mong muốn yêu cầu 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về một nghị quyết khuyến nghị cho phép chính quyền này trở thành một thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc (LHQ) và có thể được thực hiện trong tuần này.
Việc chính quyền này được trở thành thành viên chính thức đồng nghĩa với việc công nhận nhà nước Palestine. Chính quyền Palestine hiện tại được coi là chính quyền quan sát viên phi thành viên, và một quyết định công nhận tư cách nhà nước mang tính thông lệ đã được Đại Hội đồng LHQ gồm 192 thành viên đưa ra vào năm 2012.
Tuy nhiên yêu cầu được coi là thành viên chính thức của LHQ phải được thông qua bởi Hội đồng Bảo an, và tại đây Mỹ, đồng minh của Israel, có thể phủ quyết yêu cầu này, đồng thời cũng phải được thông qua bởi hai phần ba trong số các nước thành viên Đại Hội đồng.
Mỹ trong đầu tháng này đã khẳng định việc thành lập nhà nước Palestine độc lập cần phải được thực hiện thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên và không phải thông qua LHQ.
Hội đồng Bảo an LHQ từ lâu đã ủng hộ mục tiêu hai nhà nước tồn tại song song với biên giới vững chắc và được công nhận. Người Palestine muốn có một nhà nước tại Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza, những khu vực lãnh thổ bị Israel chiếm đóng vào 1967.
Rất ít tiến triển đã được đưa ra xung quanh vấn đề đề ra nhà nước Palestine kể từ khi ký kết Hiệp định Oslo giữa Israel và Chính quyền Dân tộc Palestine vào đầu thập niên 1990.
Yêu cầu của Chính quyền Palestine về việc được công nhận là thành viên chính thức của LHQ được đưa ra sau sáu tháng chiến sự giữa Israel và Hamas tại Gaza, trong khi Israel tiếp tục mở rộng những khu định cư tại Bờ Tây bị chiếm đóng.
Ủy ban của Hội đồng Bảo an về vấn đề công nhận thành viên mới – bao gồm toàn bộ 15 nước thành viên của hội đồng – đã nhất trí về báo cáo trong ngày thứ Ba sau hai phiên họp thảo luận về yêu cầu của Palestine trong tuần vừa rồi.
Báo cáo viết: “Về vấn đề yêu cầu này có đạt toàn bộ tiêu chí trở thành thành viên hay không… Ủy ban đã không thể nhất trí đưa ra khuyến nghị cho Hội đồng Bảo an” và cũng cho biết “nhiều quan điểm khác nhau đã được thể hiện”.
Cánh cửa trở thành thành viên chính thức của LHQ được rộng mở cho “những quốc gia ưa chuộng hòa bình” chấp nhận, cũng như có thể cũng và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm được đề ra trong Hiến chương LHQ.
Nguyễn Quang Minh (Theo Reuters)