Xuất hiện dưới thời Pháp thuộc, lễ Hằng thuận được tổ chức tại các chùa trong một thời gian dài, dưới hình thức một buổi lễ trang trọng, chủ yếu để thuyết giảng về ý nghĩa của hôn nhân, các mối quan hệ vợ chồng…
Phó trụ trì Thiền viện Sùng Phúc – sư thầy Đại Đức cho biết: Hằng nghĩa là mãi mãi, Thuận nghĩa là hòa thuận. Lễ Hằng thuận có ý nghĩa là cầu mong cho các đôi uyên ương sống hòa thuận mãi mãi bên nhau.
Dù mới được khôi phục trong vài năm trở lại đây, lễ Hằng thuận đã được nhiều đôi trẻ lựa chọn cho sự kiện trọng đại của đời mình
Đến với cửa phật, tình yêu của các đôi uyên ương sẽ trở nên thiêng liêng hơn
Các đôi uyên ương cùng nhau đọc “Văn phát nguyện lễ Hằng thuận” hứa sẽ ý giáo phụng hành
Các cặp phu thê bái lạy nhau để tỏ lòng tôn trọng và thề nguyện sống bên nhau suốt đời
Các đôi uyên ương quỳ trước điện Tam bảo để làm lễ dâng lòng thành kính lên Đức phật
Cúi lạy cha mẹ để tỏ lòng biết ơn công lao của các bậc sinh thành
Các đôi Tân duyên trao nhẫn cho nhau và cùng nhau phát nguyện 3 lần: “Anh nguyện luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn cảm thông và yêu em trọn đời”
Chú rể ngoại quốc Thomas Edward Wallce (New Zealand) và cô dâu Phi Phương Hoa (Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội)
Các đôi uyên ương chụp ảnh lưu niệm cùng các sư thầy, tăng ni, phật tử và người thân
Triệu Quang