Vắc-xin dịch vụ đắt hàng vì sợ Quinvaxem gây phản ứng phụ

Vắc-xin dịch vụ đắt hàng vì sợ Quinvaxem gây phản ứng phụ

Thứ 6, 15/11/2013 08:32

Mặc dù những ca tử vong sau khi tiêm văc- xin đã được kết luận là do những nguyên nhân khác nhau, không liên quan đến chất lượng vắc-xin, nhưng việc 8 trẻ phải nhập viện do phản ứng phụ của vắc-xin Quinvaxem khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng...

Quinvaxem- Vắc xin của người nghèo?

Theo một bác sỹ công tác tại viện Pasteur TP. HCM, vắc xin Quinvaxem được sản xuất tại công ty Berna Biotech Korea Corporation hợp tác với tổng công ty Crucell NV- Thụy Sĩ. Có 4 trong 5 thành phần vắc xin Quinvaxem là nhập từ Crucell, chỉ có thành phần vắcxin ngừa viêm gan B là sản xuất tại Berna Biotech Korea Corporation. Đây cũng là nguồn vắc xin viêm gan B Việt Nam nhập về đóng ống vắc xin thành phẩm dùng trong tiêm chủng miễn phí cho trẻ em Việt Nam.

Quinvaxem là vắc xin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ H.influenza (Hib) và viêm gan B. Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyển chọn trong chương trình tiêm chủng được tài trợ bởi Liên minh Toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng dùng tiêm chủng cho trẻ em các nước châu Á và các nước nghèo bắt đầu từ năm 2006.

Có thể nói đây là một nguồn vắc xin giá trị có giá thành phù hợp với các nước nghèo, nhận nguồn vắc xin viện trợ, hàng trăm triệu trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch.

Tuy nhiên, ngay sau khi mới bắt đầu tiêm năm 2006, trong vòng hơn hai năm, các nước đã báo cáo trẻ tử vong được cho là vắc xin Quinvaxem phải chịu trách nhiệm cho cái chết của ít nhất 5 trẻ em Sri Lanka , 8 trẻ Bhutan, ít nhất 3 trẻ Pakistan, và gần đây hơn (1/2013), ít nhất 4 trẻ Ấn Độ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã nhiều lần nhận được khiếu nại của các nước về Quinvaxem. WHO cũng tiến hành các thủ tục điều tra...

Cũng có loạt Quinvaxem có sự cố khi sản xuất năm 2010 mà WHO đã công bố. Hiện nay, WHO vẫn khuyến nghị tiêm hai loại vắc xin trên mà Việt Nam đang tiêm miễn phí.

Xã hội - Vắc-xin dịch vụ đắt hàng vì sợ Quinvaxem gây phản ứng phụ

Quinvaxem là vắc-xin do Hàn Quốc sản xuất.

Tính đến tháng 11/2013, các phản ứng và tử vong của trẻ em Việt Nam có liên quan đến tiêm vắc xin mấy năm gần đây đã gần 30 cháu. Một thực tế là hầu hết các ca tử vong đều liên quan đến tiêm chích hai loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng quốc gia (miễn phí) là vắc xin 5 trong 1 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ, bại liệt) – pentavalent Quinvaxem và vắc xin phòng viêm gan B.

Hai loại vắc xin trên có cùng nguồn gốc thuộc công ty Berna Biotech Korea Corporation từ Hàn Quốc. Theo thông tin từ Bộ y tế đã công bố trên đài phát thanh và truyền hình thì từ tháng 6- 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 16,2 triệu liều Quinvaxem, 15,2 triệu liều đã được phân phối. Số lượng trẻ tử vong liên quan đến Quinvaxem và vắc xin viêm gan B là gần 20 trẻ. WHO cũng đã cử chuyên gia đến Việt Nam để điều tra các cáo buộc phản ứng bất lợi của Quinvaxem. Lô Quinvaxem cũng đã được gửi đến Anh để kiểm tra.

GS.TS. Nguyễn Thế Hiển, chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng quốc gia cho rằng đây là vắc xin dành cho nước nghèo, còn có vắc xin phòng các bệnh tương tự như Quinvaxem nhưng ít phản ứng hơn (trên nhiều triệu liều đã thống kê ở các nước giàu) như vắc xin 6 trong 1 của hãng  Sanofi Pasteur DMS, Glaxo Smith Kline và Crucell nhưng giá thành cao.

Liệu có vắc-xin thay thế?

Hiện nay, ngoài loại vắc-xin 5 trong 1 có tênQuinvaxem (nguồn gốc Hàn Quốc) nằm trong chương trình TCMR (tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi tại các trạm y tế xã/phường/thị trấn) thì trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có một loại vắc-xin 5 trong 1 khác có nguồn gốc từ Pháp (có tên Pentaxim, ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt) và một loạivắc-xin 6 trong 1 (có tên Infranrix, ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,bại liệt, Hib) có nguồn gốc từ Bỉ.

Cả 2 loại này không nằm trong chương trình TCMR mà đều dùng trong tiêm chủng dịch vụ

Theo khảo sát của PV, tại các thành phố lớn như HN và TPHCM, rất ít các ông bố bà mẹ đưa con đi tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), nhất là từ khi xảy ra những vụ lùm xùm ở 1 số tỉnh khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin.

Xã hội - Vắc-xin dịch vụ đắt hàng vì sợ Quinvaxem gây phản ứng phụ (Hình 2).

Trung tâm Y tế Dự phòng HN luôn chật ních các bà mẹ đưa con đi tiêm vắc-xin dịch vụ.

Tâm lí của những ông bố bà mẹ là tiêm dịch vụ tuy đắt nhưng nó là thuốc phải "mua bằng tiền" do Pháp, Bỉ sản xuất nên chất lượng cũng tốt hơn là miễn phí.

“mặc dù thuốc miễn phí cũng tốt nhưng giờ ở các thành phố ít người tiêm miễn phí, chỉ ở các tỉnh, các quận huyện ngoại thành do không có điều kiện kinh tế nên người ta mới tiêm miễn phí. Cứ đưa con đi tiêm dịch vụ cho yên tâm, vì thuốc đắt tiền nên chắc chắn chế độ bảo quản cũng nghiêm ngặt và cẩn thận hơn. Tôi cũng được tư vấn từ các bác sỹ là tiêm những loại vắc- xin dịch vụ này bé ít bị những phản ứng phụ sau tiên: sốt, nôn mửa, co giất,...”, chị Thảo (Cầu Giấy, HN) chia sẻ

Tại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, giá vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 (của Pháp) là 635.000 đồng/liều và vắc-xin 6 trong 1 (của Bỉ) có giá 680.000 đồng/liều.

Về sự khác nhau giữa 2 loại vắc-xin tiêmdịch vụ với loại vắc-xin tiêm miễn phí (là vắc-xin Quinvaxem), một bác sỹ cho biết, điểm khác nhau cơ bản nhất nằm ở thành phần ngừa ho gà. Vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc có thành phần ho gà là vắc-xin toàn tế bào, còn vắc-xin của Pháp và Bỉ là vô bào, do đó, nó làm giảm tác dụng không mong muốn sau khi tiêm. Ở vắc-xin Quinvaxem có chứa các vi khuẩn ho gà đã chết được tinh lọc và phản ứng thường do protein trong vi khuẩn đó gây ra (gồm sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, nặng hơn là bị sốc phản vệ).

Còn các vắc-xin dịch vụ là vắc-xin vô bào nên không có thành phần xác vi khuẩn ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyênđặc thù, do đó sẽ tinh khiết hơn.

Về lo ngại liên quan đến thành phần ngừa ho gà như trên, ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, trước khi đưa Quinvaxem“5 trong 1” vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã tham khảo ý kiến vàđược WHO nhận định rằng vắc-xin toàn tế bào này vẫn có hiệu quả trong phòng bệnh với tỉ lệ tai biến chấp nhận được.

Ngọc Phạm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.