Ván bài của Nga sau việc bỗng dưng “quay lưng” với Iran ở Syria

Ván bài của Nga sau việc bỗng dưng “quay lưng” với Iran ở Syria

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 25/05/2018 19:16

“Do sự thành công của quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, và do tiến trình chính trị ở Syria bắt đầu, các lực lượng nước ngoài phải rút khỏi quốc gia này”, Tổng thống Nga Putin tuyên bố như vậy sau khi gặp người đồng nhiệm Syria Assad tại Sochi.

Ván bài lật ngửa...

Lâu nay, Iran và Nga đã có mối quan hệ hợp tác gắn bó thân thiết ở Syria trong đó Moscow cung cấp sức mạnh không quân còn Iran mang đến khả năng tiềm tàng về lực lượng mặt đất.

Tuy nhiên, đề nghị gần đây của Nga về việc các lực lượng quân đội nước ngoài phải rời khỏi Syria được xem là bước ngoặt trong quan hệ vốn êm thấm trước đây giữa Nga và Iran.

Và Iran được cho là nằm trong những quốc gia mà ông Putin truyền thông điệp cần rời khỏi Syria. Tại sao lại như vậy?

Tuyên bố yêu cầu các lực lượng quân sự nước ngoài phải rời khỏi Syria của ông Putin không phải là hàm ý muốn chấm dứt liên minh với Iran tại Syria mà đây chỉ là một phần của chiến thuật  ngoại giao, chuyên gia Henry Rome cho biết. 

 

Ván bài của Nga sau việc bỗng dưng “quay lưng” với Iran ở Syria

Tổng thống Nga Putin.

Các quan chức Iran phản ứng cứng rắn trước tuyên bố của Nga.

"Không ai có thể bắt Iran làm điều này. Miễn là còn khủng bố và miễn là Chính phủ Syria còn mong muốn, Iran sẽ hiện diện ở Syria. Những người vào đất nước này mà không được sự cho phép của chính quyền Damascus phải rời đi", hãng thông tấn Tasnim dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Iran Bahram Kasemi cho hay.

Thứ trưởng Ngoại giao Syria cũng cố gắng xoa dịu căng thẳng trên bằng việc khẳng định là việc rút quân của Iran không “cần phải thảo luận”.

...hay chiến thuật ngoại giao?

Tuy nhiên, ông Henry Rome, chuyên gia nghiên cứu Iran thuộc tổ chức Á-Âu ở Washington cho biết: “Tuyên bố của ông Putin không phải là hàm ý muốn chấm dứt liên minh với Iran tại Syria dưới bất cứ hoàn cảnh nào, mà đây chỉ là một phần của chiến thuật ngoại giao”.

Tổng thống Putin có lẽ đã rất cẩn trọng trong từng lời nói của mình. Ông muốn gửi đi thông điệp rằng cuộc chiến tại Syria không thể bao gồm một cuộc đụng độ khốc liệt giữa Iran và Israel.

Lo ngại bởi sự hiện diện ngày càng gia tăng của các lực lượng Iran tại khu vực phía Bắc, Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích nhằm vào các cứ điểm của Iran tại Syria thời gian gần đây.

Trước bối cảnh đó, Nga là quốc gia duy nhất có thể kiềm chế “cơn nóng giận” của Iran và Israel bởi có mối quan hệ đặc biệt với cả hai bên.

“Nga đang đóng vai trò trung gian hòa giải, giúp cân bằng lợi ích của các bên liên quan trong vấn đề Syria, để đạt được một giải pháp chính trị bền vững và hài lòng tất cả các bên”, ông Julien Barnes-Dacey, nhà phân tích thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu ở London (Anh) nhấn mạnh.

Trong khi đó theo đánh giá của chuyên gia Nga, Nga dường như đang muốn thực hiện một số mục đích chính trị, trong đó hứa hẹn giành được một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng Syria, khi các cuộc đàm phán giữa Nga, Syria với một số đối tác nước ngoài đang diễn ra.

Ra tuyên bố trên, Nga hàm ý Iran cần phải hạn chế sự hiện diện quân sự của nước này tại Syria.

Nhà phân tích người Nga Vladimir Sotnikov cho rằng, Tổng thống Putin không bao giờ muốn làm tổn hại “quan hệ đối tác chiến lược với Iran”. “Mặc dù Iran không phải là một đối tác dễ dàng với Nga, song hai nước sẽ không bao giờ phá vỡ quan hệ đồng minh gắn bó bấy lâu nay”, ông Sotnikov cho hay.

Điều này có thể thấy được ở việc Tổng thống Putin chỉ đề cập việc rút những lực lượng nước ngoài hiện diện bất hợp pháp tại Syria, trong khi Iran được sự chấp thuận của Tổng thống Syria.

Xem thêm >> "Canh bạc lớn" và lời đáp trả của Iran trước tuyên bố của TT Putin về Syria

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.