Văn phòng Chính phủ yêu cầu Hà Nội xem xét việc xây dựng bến Yên Sở

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Hà Nội xem xét việc xây dựng bến Yên Sở

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 4, 01/08/2018 20:50

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi tới UBND TP.Hà Nội về việc khẩn cấp xem xét, rà soát lại việc lập quy hoạch xây dựng bến xe Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

Văn bản số 1093 của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Văn phòng Chính phủ nhận được văn bản số 28/2018/LPSD ngày 27/7/2018 của trung tâm Nghiên cứu lập pháp và Chính sách phát triển bền vững về việc khẩn cấp xem xét, rà soát vấn đề thực hiện quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 liên quan đến quy hoạch xây dựng bến xe Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

Theo quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-Cp ngày 1/10/2016 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản nêu trên đến UBND TP.Hà Nội để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin nhanh -  Văn phòng Chính phủ yêu cầu Hà Nội xem xét việc xây dựng bến Yên Sở

Bến xe Yên Sở đang được giải phóng mặt bằng. (Ảnh: Thế Anh)

Trước đó, Hà Nội quyết định đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở với diện tích khoảng 3,2ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) có mặt tiền trên đường gom vành đai 3 chỉ cách bến xe Nước Ngầm hơn 1km, đang gây ra nhiều tranh cãi. Dư luận cho rằng, việc đầu tư bến xe Yên Sở sẽ làm cho “bức tranh” vận tải của Thủ đô bị “méo mó”.

Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, tại đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp nhận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của sở Quy hoạch – Kiến trúc gửi UBND TP.Hà Nội vào ngày 7/5/2018 có nêu rõ: Các bến xe hiện có nằm sâu trong phạm vi đô thị trung tâm tạm thời được giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo trên cơ sở quy mô hiện có gồm 4 bến xe: Gia Lâm; Mỹ Đình; Giáp Bát; Nước Ngầm, dự kiến sau năm 2025, tất cả các bến xe này sẽ di chuyển ra khỏi vành đai 3.

Ngoài ra, các bến xe khách liên tỉnh quy hoạch mới chỉ gồm có 7 bến phục vụ đô thị trung tâm gồm: Bến xe Nội Bài; bến xe Đông Anh; bến xe Cổ Bi; bến xe Ngọc Hồi; bến xe Yên Nghĩa; bến xe phía Tây thành phố nằm tại khu vực nút giao đường vành đai 4 và QL6; bến xe Phùng.

Trong đó, xây dựng bến xe khách Yên Sở tại vị trí vành đai 3, phường Yên Sở, trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến quy hoạch xây dựng mới.

Tại đồ án này, thấy rõ bến xe Yên Sở chỉ là bến xe được xây dựng tạm thời để phục vụ trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến quy hoạch xây dựng mới.

Chức năng của bến xe này tương tự như 4 bến xe: Gia Lâm; Mỹ Đình; Giáp Bát; Nước Ngầm, tuy nhiên lại được cấp phép hoạt động 50 năm.

Việc cấp phép xây dựng bến xe Yên Sở, khiến cho dư luận phản ứng, thắc mắc tại sao bến xe Gia Lâm; Mỹ Đình; Giáp Bát; Nước Ngầm không được cấp phép như bến xe Yên Sở trong khi chức năng hoạt động đều như nhau. Câu hỏi đặt ra là, việc cấp phép xây dựng bến xe Yên Sở có hợp lý hay không? Câu trả lời xin dành cho cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.