VĐV khuyết tật và nỗi ám ảnh 10 năm của bác sĩ nam khoa

VĐV khuyết tật và nỗi ám ảnh 10 năm của bác sĩ nam khoa

Thứ 7, 11/01/2014 22:37

"Mỗi người một duyên nghề, cách đây 20 năm, tôi có dịp nói chuyện với Bộ trưởng bộ Y tế Trần Thị Chung Chiến và một số chuyên gia về việc thiếu bác sỹ nam học ở Việt Nam nhưng không có nhiều người muốn theo ngành này. Lúc đó, tôi đã chọn nghiên cứu chuyên ngành mới mẻ này và cơ duyên đã cột chặt tôi với những bệnh nhân hiếm muộn", tiến sỹ, bác sỹ Lê Vương Văn Vệ chia sẻ.

Theo lời kể của bác sỹ Vệ, trong vài chục năm gắn bó với nghề này, có nhiều bệnh nhân đã ám ảnh ông. Cách đây 10 năm, ông đã gặp một bệnh nhân là vận động viên khuyết tật quốc gia bị liệt nửa người (bị tai nạn từ hồi học phổ thông) tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Từ khi gặp chàng trai đó, trong đầu ông vẫn luôn nghĩ đến tình cảnh oái oăm mà anh này mắc phải - đi khám rất nhiều nơi, nhưng bác sỹ kết luận không có tinh trùng nên anh này đã phải ôm mối sầu dai dẳng. Tuy nhiên, khi bác sỹ Vệ kiểm tra nội tiết, khám lâm sàng, ông luôn có niềm tin là có thể giúp vận động viện này có ngày được nghe tiếng trẻ con khóc trong nhà. "Sau này, khi có kinh nghiệm, đủ khả năng, tôi đã chủ động cử nhân viên đi tìm vận động viên này và phải nhờ công an phường tại khu vực Long Biên giúp đỡ. Tìm đi, tìm lại nhiều lần, may mắn chúng tôi cũng tìm được bệnh nhân này", bác sỹ Vệ vui vẻ nói.

Đời sống - VĐV khuyết tật và nỗi ám ảnh 10 năm của bác sĩ nam khoa

Bác sỹ Vệ và đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm của bệnh viện.

Giờ vận động viên này đã có một đứa con trai kháu khỉnh khi bước sang tuổi 44. Ý định  giúp đỡ vận động viên khuyết tật được bác sỹ nung nấu hàng chục năm và khi có cơ hội là thực hiện ngay.

Bác sỹ Vệ cho biết thêm: "Có trường hợp bệnh nhân tinh hoàn rất bé, không thể có con theo phương pháp thông thường. Trong khi đó, người vợ không quyết tâm nhưng cách đây hơn 1 năm, tôi đã mời bệnh nhân này đến bệnh viện tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và đã thành công. Với những y, bác sỹ tại bệnh viện thì đó là một niềm vui, sự thành công về chuyên môn nhưng với nhiều gia đình thì đó là niềm vui vô bờ bến. Và, tôi luôn quan niệm không có gì đến bất chợt cả".

Bác sỹ Vệ cho hay, bằng cách lấy tinh trùng từ tinh hoàn, hiện nay, tại bệnh viện, cũng có nhiều bệnh nhân liệt nửa người được tư vấn, điều trị thành công. Có nhiều trường hợp phải mất hàng chục năm mới toại nguyện mong ước. Với mỗi trường hợp, ông luôn có niềm tin, dự định cụ thể và kết hợp với chuyên môn để có thể mang lại những điều kỳ diệu cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Chi phí bảo quản tinh trùng từ 300 - 500.000 đồng/ống/tháng

 Bác sỹ Vệ bật mí, quá trình bảo vệ tinh trùng rất khó khăn, mỗi tháng gia đình có nhu cầu lưu giữ tinh trùng tại bệnh viện sẽ phải chi phí dao động từ 300.000 đồng-500.000 đồng/một ống/tháng (quá trình lưu giữ lâu dài thì có thể giảm bớt mức phí-PV). Với những trường hợp đặc biệt hoặc khó khăn, bệnh viện có thể miễn phí quá trình bảo quản.

Hương Lan -  Đỗ Thơm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.