Vì sao Bảo hiểm Viễn Đông của Shark Liên bị Bộ Tài chính xử phạt?

Vì sao Bảo hiểm Viễn Đông của Shark Liên bị Bộ Tài chính xử phạt?

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 6, 05/06/2020 10:30

Bộ Tài chính đã lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính đối với Bảo hiểm Viễn Đông liên quan đến bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) triển khai gói sản phẩm bảo hiểm khi chưa được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Thông tin từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đã lập biên bản làm việc và biên bản vi phạm hành chính về việc Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) liên quan đến bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe Corona Care trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Công văn số 3786/BTC-QLBH và Công văn số 3790/BTC-QLBH ngày 31/3/2020; Công văn số 3946/BTC-QLBH ngày 3/4/2020 yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm quán triệt trong toàn hệ thống, đại lý của doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: "Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19".

Tiêu dùng & Dư luận - Vì sao Bảo hiểm Viễn Đông của Shark Liên bị Bộ Tài chính xử phạt?

Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông của Shark Liên bị Bộ Tài chính xử phạt vi phạm hành chính vì gói bảo hiểm Corona.

Lãnh Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho biết, ngay sau khi hết thời gian giãn cách xã hội, ngày 14/5 và 15/5/2020, Bộ Tài chính đã thành lập đoàn công tác làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) liên quan đến Shark Liên.

Được biết, ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN thuộc Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) của Shark Liên chính thức ra mắt gói sản phẩm mới “Corona Care - Chung tay đẩy lùi Corona” vào ngày 5/2.

Trong thông cáo báo chí, Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) cho biết, Corona Care là gói sản phẩm bảo hiểm 3 “không”: không chi phí hoa hồng, không chi phí quản lý, không chi phí bán hàng, chung tay cùng cộng đồng. 

Gói sản phẩm Corona Care được định phí thấp, chỉ với 200 ngàn đồng/người/năm, tập trung vào người dùng cuối. Quyền lợi bảo hiểm tối đa là 100 triệu đồng/người cho bất kỳ khách hàng có xét nghiệm dương tính với Corona sau thời điểm mua bảo hiểm và không giới hạn độ tuổi.

Tuy nhiên, Bảo hiểm Viễn Đông của Shark Liên đã dừng triển khai sản phẩm này kể từ ngày 1/4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trước đó, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đã nhiều lần gửi công văn đến các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm “nhắc” tránh gây hiểu lầm khi giới thiệu quyền lợi bảo hiểm COVID-19 nhưng vẫn bị phớt lờ.

Như ngày 24/3, ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm - cũng đã có công văn số 128/QLBH-PNT gửi đến các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ về việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe.

Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm viện dẫn quy định tại Khoản 3, Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ: "Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai".

Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ chủ động rà soát, chấn chỉnh trong toàn hệ thống việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đảm bảo quy định pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tuân thủ quy định pháp luật, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm sẽ xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Sau văn bản trên của Cục, VASS đã ra thông báo: “Từ 0 giờ ngày 1/4/2020, VASS sẽ ngừng cung cấp gói sản phẩm Corona Care đến tất cả khách hàng trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ có những gói sản phẩm khác thay thế để khách hàng có thể tham gia bảo hiểm…”.

Bên cạnh đó, VASS cũng khẳng định đối với những khách hàng đã mua bảo hiểm này, Công ty cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã được quy định trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm.

CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (viết tắt: VASS) được thành lập từ tháng 11/2003 với quy mô vốn điều lệ 72 tỷ đồng. Trong giai đoạn 7 năm sau đó, song song với việc mở rộng mạng lưới, công ty nhiều lần thực hiện tăng vốn và đạt quy mô vốn điều lệ ở mức 400 tỷ đồng vào tháng 11/2010.

Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2011 - 2012 là quãng thời gian đầy khó khăn với VASS. Đỉnh điểm là tháng 2/2012, khi công ty này mất khả năng thanh toán nợ đến hạn liên quan đến các khoản vay nợ ngân hàng, các khoản nợ khác và phải bán 2 khối tài sản lớn là nhà để tất toán các khoản nợ đến hạn với ngân hàng.

Nguyên nhân là do các khoản đầu tư vào bất động sản và chứng khoán từ năm 2007 - 2008 để lại đã khiến VASS rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính, gặp khó về thanh khoản.

Hiếu Nguyễn (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.