Ai cũng biết bầu trời có màu xanh nhưng ít ai biết được lý do tại sao. Về cơ bản, ánh Mặt trời chiếu sáng mặt đất là ánh sáng trắng và khi đi qua bầu khí quyển sẽ có nhiều màu khác nhau tùy theo thời tiết, độ ẩm, không khí.
Tuy nhiên, màu sắc mà ta thường thấy nhất trên bầu trời là màu xanh vì chỉ có chùm sáng xanh lam có bước sóng dài nhất đi vào khí quyển, bị tán xạ mạnh bởi lớp không khí và chịu phản xạ bởi hơi nước, bụi bặm làm cho bầu trời có màu xanh lam. Khi chiều tà, lượng không khí dày hơn làm tán xạ được cả ánh đỏ và cam nên bầu trời thường đỏ ối vào hoàng hôn.
Vũ trụ thì lại có màu đen mặc dù có Mặt trời và hàng vạn vì sao chiếu sáng. Điều này do quy luật của ánh sáng. Tức là ta chỉ nhìn thấy được một vật trong trường hợp ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt ta và hình ảnh ta thấy tương quan với kích thước của vật đó. Các ngôi sao dù nhiều và sáng đến mấy cũng cách xa nhau trong vũ trụ mênh mông nên ta thấy vũ trụ có màu đen lốm đốm ánh sáng.
Quy luật ánh sáng này áp dụng cho cả màu sắc của các ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy. Khi nhìn lên bầu trời đêm, ta có thể thấy các ngôi sao với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, cam, đỏ, trắng,… nhưng không thấy ngôi sao nào có màu xanh lá cây. Lý do là vì mắt người chỉ nhìn được ánh sáng có bước sóng từ xanh lam tới đỏ và xanh lá cây có nằm trong khoảng này.
Song những ngôi sao màu xanh lá cây lại phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, mắt con người khi tiếp nhận lại trộn những màu sắc đó lại để nhìn, giống như Mặt trời phát ra rất nhiều chùm sáng màu xanh lá cây nhưng ta chỉ thấy một màu trắng lóa mà thôi. Đó là nguyên nhân vì sao trên vũ trụ có nhiều ngôi sao màu xanh lá cây nhưng chúng ta lại không nhìn thấy.