Vì sao các "ông lớn" chạy đua nghiên cứu vắc-xin chống biến thể BA.4, BA.5?

Vì sao các "ông lớn" chạy đua nghiên cứu vắc-xin chống biến thể BA.4, BA.5?

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 05/07/2022 09:00

Những "ông lớn" trong lĩnh vực vắc-xin phòng Covid-19 lần lượt công bố về vắc-xin kháng Omicron đang thử nghiệm và dự kiến sẽ "tung" ra vào mùa thu tới.

Biến thể phụ BA.5 của Omicron nguy hiểm thế nào?

Biến thể phụ của Omicron là BA.5 và BA.4 tiếp tục có xu hướng tăng lên trên toàn cầu, đã được phát hiện ở lần lượt 62 và 58 quốc gia.

Tại nước ta, biến thể phụ BA.2 chiếm chủ yếu với biểu hiện lâm sàng nhẹ. Tuy nhiên, biến thể phụ mới xâm nhập BA.5 có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ. "Đến nay, một số nước ở Châu Âu và Mỹ đã xuất hiện biến thể phụ BA.4, BA.5 và bắt đầu có sự gia tăng về số mắc", GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Về tính lây lan của 2 biến thể phụ BA.4 và BA.5, hiện nay thế giới vẫn đang tiếp tục các đánh giá. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy, hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.

Về khả năng gây bệnh nặng, hiện chưa có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy có biểu hiện tăng nặng tại khu vực châu Phi.

"Tuy nhiên, để có được bức tranh đầy đủ hơn về biến chủng này. Chúng ta vẫn cần có những nghiên cứu bài bản hơn", GS.TS Phan Trọng Lân nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.HCM, cho rằng biến thể phụ BA.5 thuộc biến thể Omicron, do đó, chúng có một số đặc điểm tương tự các biến thể phụ khác của Omicron là có khả năng lây lan cao. Tuy nhiên, khả năng để BA.5 làm tăng số người mắc phải nhập viện và tử vong là ít hơn nhiều so với biến chủng Delta. Nhưng, một điểm khiến nhiều người quan tâm là biến thể phụ BA.5 có thể gây bệnh ở người từng nhiễm các biến thể Omicron trước đó.

Chạy đua tạo vắc-xin chống biến thể BA.4, BA.5

Trước làn sóng biến thể phụ BA.4 và BA.5 Omicron gây lo ngại toàn cầu không chỉ vì chúng lây nhanh, mà còn vì vắc-xin "đời cũ" đã dần thua cuộc trước khả năng biến đổi của SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19.

Theo Reuters, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã có động thái thúc đẩy vắc-xin nhắm mục tiêu Omicron sau cuộc họp với các cơ quan quản lý y tế toàn cầu. EMA thừa nhận vắc-xin phòng Covid-19 hiện tại vẫn tiếp tục tốt trong việc chống nhập viện và tử vong nhưng hiệu quả phòng bệnh thì đã bị ảnh hưởng khi SARS-CoV-2 không ngừng phát triển.

Đó cũng là lời khuyến nghị của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 1-7. Một nghiên cứu từ hồi tháng 4 do FDA chủ trì cũng đã thừa nhận việc bảo vệ khỏi bệnh nặng tốt nhưng chống lây nhiễm thì kém của vắc-xin cơ bản.

Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu sinh học của FDA Peter Marks cho rằng mũi tăng cường thứ 2 (mũi 4) nên là mũi "chốt lại" liệu trình vắc-xin cơ bản, các mũi sau này nên là vắc-xin cải tiến hiệu quả hơn và không đòi hỏi tiêm nhắc quá thường xuyên.

Sự kiện - Vì sao các 'ông lớn' chạy đua nghiên cứu vắc-xin chống biến thể BA.4, BA.5?

Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach đeo khẩu trang trong một cuộc họp báo về Covid-19. Ảnh: REUTERS.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, bao gồm tại Việt Nam, vắc-xin hiện tại vẫn giúp kháng Omicron nhưng hiệu quả giảm đi rõ rệt sau 3-4 tháng tiêm mũi 3.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19, ba "ông lớn" trong lĩnh vực vắc-xin là Pfizer, Moderna và Novavax lần lượt công bố về vắc-xin kháng Omicron đang thử nghiệm, dự kiến sẽ kịp cho chiến dịch tiêm nhắc của Âu - Mỹ mùa thu tới. Cả 3 đều tuyên bố vắc-xin của họ có hiệu quả để chống lại 2 dòng phụ mới nhất của Omicron là BA.4 và BA.5, dù chủ yếu được thiết kế dựa trên BA.1.

Liên quan đến các nghiên cứu về biến chủng mới BA.5 và BA.4, một chuyên luận trên Nature dẫn lời nhiều chuyên gia truyền nhiễm, lo ngại rằng nếu không tăng tốc, các vắc-xin dựa trên BA.1 này cũng sẽ lỗi thời khi SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi. 

Cũng có khả năng một biến chủng riêng biệt, hoàn toàn mới sẽ xuất hiện từ một phần xa của cây gia đình SARS-CoV-2, nhà virus học Penny Moore từ Đại học Witwatersrand - Nam Phi cảnh báo.

Biến chủng BA.5 sẽ làm Covid-19 lây lan nhanh hơn?

Liên quan đến vấn đề này, PGS Đỗ Văn Dũng cho biết, BA.5 có thể nhiễm ở người đã từng nhiễm các biến chủng Omicron trước đó, vì vậy vẫn có thể gây tăng số ca bệnh ở các quốc gia hay cộng đồng đã trải qua bùng phát dịch do BA.1 hay BA.2.

Các nhà khoa học ước lượng rằng khi có sự xâm nhập của biến chủng phụ BA.5, nó sẽ gây nhiễm cho khoảng 5% - 30% dân số tùy theo tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Hiện, Việt Nam có tỉ lệ tiêm vắc-xin cao nên ước lượng tỉ lệ nhiễm biến chủng phụ này sẽ thấp hơn 5%.

"Như vậy, BA.5 xuất hiện ở Việt Nam sẽ làm tăng số ca mắc và sẽ tạo ra làn sóng dịch (nhưng chưa phải là bùng phát dịch), làn sóng dịch này nhỏ hơn so với làn sóng dịch trước đây", PGS Dũng nhận định.

Sự kiện - Vì sao các 'ông lớn' chạy đua nghiên cứu vắc-xin chống biến thể BA.4, BA.5? (Hình 2).

Ảnh minh họa.

Ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, thông tin thêm một số nghiên cứu, đánh giá nhỏ cho thấy biến chủng phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến chủng phụ cũ cùng liên quan đến Omicron (BA.2, BA.1), song chưa có bằng chứng về tỉ lệ trở nặng ở biến chủng mới.

"Bộ Y tế tiếp tục theo dõi biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đó điều chỉnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Hiện, chúng ta vẫn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch để thích nghi với tình hình mới", ông Lân cho hay.

Một số nghiên cứu chỉ ra, người đã từng mắc Covid-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Theo đó, để phòng bệnh người dân nên chủ động tiêm phòng vắc-xin phòng Covid-19.

Trúc Chi (t/h theo Người Lao Động, Tuổi Trẻ)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.