Vì sao các thái giám bị thiến khi vào cung?

Vì sao các thái giám bị thiến khi vào cung?

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 01/09/2020 15:30

Dù có không ít hoạn quan từng làm khuynh đảo triều chính, nhưng để có thể bước chân vào hoàng cung, tầng lớp này đã phải đánh đổi rất nhiều thứ.

Hoàng cung là vùng đất biệt lập với thế giới bên ngoài. Đó là nơi ở của Hoàng đế, Hoàng hậu, phi tần, mĩ nữ, công chúa, hoàng tử, nô tì, thái giám, ngự lâm quân,…

Để có cuộc sống tốt hơn, không ít người phải đánh đổi bản thân, sinh mạng để dấn thân vào vùng đất cọp.

Vào thời xa xưa, người hầu hạ trong hậu cung của nhà vua chủ yếu là cung nữ. Kể từ thời Đông Hán, triều đình phong kiến Trung Quốc mới sử dụng rộng rãi thái giám, bởi số lượng phụ nữ trong chốn hoàng cung nội đình khi ấy tương đối nhiều, từ hoàng thái hậu, thái phi, tới hoàng hậu, phi tần, cung nữ.

Cộng đồng mạng - Vì sao các thái giám bị thiến khi vào cung?

 

Thân phận của thái giám phần lớn đều là những đứa trẻ nghèo khổ, sinh ra đã bị xếp vào đáy xã hội. Những người này buộc phải vào cung để làm người hầu kẻ hạ, kiếm miếng cơm sống qua ngày.

Nhắc đến thái giám, hậu thế sẽ dễ dàng mường tượng ra ngoại hình đặc trưng của họ: Mày râu nhẵn nhụi, không yết hầu, giọng nói mảnh nhỏ lảnh lót, hành động cử chỉ cũng mất đi khí tiết đặc trưng của cánh mày râu.

Theo một cách nào đó, họ trở thành kẻ "trung tính" trong xã hội.

Cộng đồng mạng - Vì sao các thái giám bị thiến khi vào cung? (Hình 2).

Dưới trướng Từ Hy, không thể không nhắc đến thái giám Lý Liên Anh, quyền lực của vị hoạn quan này thậm chí lấn át cả nhà vua, khiến hậu cung nhà Thanh bị loạn. 

Để tránh việc nhà vua bị "cắm sừng", những nam nhi bình thường, muốn trở thành thái giám đều phải trải qua cửa ải đầu tiên, ấy là chấp nhận bị cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình. 

Cộng đồng mạng - Vì sao các thái giám bị thiến khi vào cung? (Hình 3).

 

Quá trình này đau đớn chết đi sống lại.

Trước tiên, y sư sẽ quấn chặt vải trắng hoặc băng quanh bụng dưới và hai đùi của kẻ bị hoạn, dùng dây buộc liên tục tinh hoàn, rồi dùng gậy trúc đánh vào chân và mông thật lâu khiến "khổ chủ" trở nên tê buốt, mất hết cảm giác.

Sau đó, người bị hoạn sẽ được nhét vào miệng một quả trứng gà luộc đã bóc vỏ.

Có tài liệu nói rằng, thủ thuật tịnh thân của tầng lớp thái giám có nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến hơn cả là 4 hình thức được liệt kê trong "Nam tinh thái giám khốc hình", cụ thể là:

Hình thức 1: Cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục, bao gồm cả dương vật và tinh hoàn.

Hình thức 2: Chỉ cắt bỏ tinh hoàn.

Hình thức 3: Đè hoặc bóp cho vỡ nát tinh hoàn.

Hình thức 4: Cắt bỏ ống dẫn tinh.

Các y sư sẽ ngâm phần bị thiến của thái giám vào nước ớt sau đó dùng dao nhỏ sắc hình mặt trăng cắt đứt tinh hoàn lẫn dương vật.  

Cộng đồng mạng - Vì sao các thái giám bị thiến khi vào cung? (Hình 4).

Yếm đao dùng để tịnh thân thái giám.

Cơn đau chỉ mới bắt đầu….

Sau khi thiến xong, các y sư sẽ dùng thủ thuật bịt kín niệu đạo sau đó ngâm nước lạnh vết thương và băng lại cẩn thận.

Trong vòng 3 ngày sau khi bị "thiến", người tịnh thân sẽ không được uống nước.

Các thái giám trải qua nỗi đau cùng cực, cho đến khi nút ở niệu đạo tự thoát và đi vệ sinh bình thường. Nếu mọi thứ không như trên thì người ấy sẽ bị nhiễm trùng, sốt rét và chờ chết sau 100 ngày.

Sau khi "hành hình", các thái giám sẽ đem "bảo bối" đặt vào một hộp vôi phấn để thấm hút máu cùng các chất dịch khác.

Sau đó dùng vải ướt lau sạch sẽ, tiếp tục ngâm trong dầu mè, chờ đến khi dầu mè thẩm thấu thì đem cất vào một chiếc thăng hoặc một chiếc hộp gỗ và niêm phong kín bằng vải đỏ.

Cộng đồng mạng - Vì sao các thái giám bị thiến khi vào cung? (Hình 5).

"Phòng bảo bối" đựng "vật quý" của các thái giám.

Sau này qua đời, "thứ ấy" sẽ được mang đến chôn theo quan tài, bảo đảm đến khi được chôn cất, thân thể họ sẽ toàn vẹn.

Mặc dù đều xuất thân là đàn ông, đều làm việc trong cung cấm, nhưng số phận và cuộc đời của những hoạn quan vốn dĩ đã bất hạnh và khổ ải đến tận lúc qua đời.

Khi về già hoặc đau ốm bạo bệnh hoặc hết thời gian phục vụ, các thái giám không được ở trong nội cung nữa. Lúc này, họ sẽ nhận lương của triều đình và chuyển ra khỏi cung, cư trú tại một căn nhà gọi là Cung Giám viện.

Không con cái, không vợ chồng, không người chăm sóc, các thái giám một lần nữa trong đời trải qua cảm giác bị dày vò về tinh thần.

Ở Trung Quốc, những cuộc phẫu thuật man rợ kiểu này chấm dứt vào năm 1924, khi hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, Phổ Nghi rời Tử Cấm Thành.

Nguyên Anh (Lược dịch)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.