Như PetroTimes đã đặt vấn đề, UBND thành phố Hà Nội cùng với các Bộ, Ngành có liên quan cần làm rõ các căn cứ pháp lý trong việc xác định vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng tại dự án 8B Lê Trực.
Việc này trước hết là chủ đầu tư “tâm phục khẩu phục” mà chấp hành các quyết định của các cơ quan chức năng. Sau đó là tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh oan sai cho doanh nghiệp. Và đặc biệt là khẳng định quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng một chính quyền hành động, vì nhân dân, doanh nghiệp phục vụ của Hà Nội.
Tòa nhà số 8B Lê Trực- Hà Nội
Chúng tôi tin rằng đây không chỉ là mong mỏi của người dân cả nước mà với cả cộng đồng doanh nghiệp đang và sẽ có các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh xây dựng Thủ đô, đất nước.
Sở dĩ đề cập như vậy vì có thể nói, trong gần 1 năm trở lại đây, vụ việc 8B Lê Trực có thể là nổi bật, “nóng” nhất thu hút sự quan tâm không chỉ của dư luận xã hội, các chuyên gia, nhà quản lý mà với cả cộng đồng doanh nghiệp. Việc minh bạch trong xác định căn cứ vi phạm và xử lý vi phạm vì thế không chỉ là câu chuyện với Lê Trực, với chủ đầu tư dự án mà với cả người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin cho rằng dự án 8B Lê Trực vi phạm nghiêm trọng trong trật tự xây dựng nhưng vi phạm thế nào, vì đâu thì chẳng mấy ai biết là đúng hay sai. Rồi cả chuyện UBND quận Ba Đình chỉ căn cứ vào Giấy phép xây dựng mà không căn cứ vào Quy hoạch chi tiết được phê duyệt để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng tại dự án 8B Lê Trực cũng thế, cần phải làm rõ bởi dự án đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ năm 2008 với quy mô cụm hỗn hợp cao 17 tầng (chưa tính 2 tầng kỹ thuật và mái), khối đế 5 tầng, chiều cao công trình tối đa 70m. Mà cho đến nay, bản Quy hoạch chi tiết này vẫn còn nguyên hiệu lực thi hành. Vậy cách thức x