Vì sao công ty Yên Khánh vẫn thu phí tại cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình?

Vì sao công ty Yên Khánh vẫn thu phí tại cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình?

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 6, 04/01/2019 11:58

Sau vụ gian lận thu phí ở BOT TP.HCM - Trung Lương khiến hàng loạt lãnh đạo bị bắt hôm 26/12, trước đó bà chủ bị khởi tố vì liên quan đến vụ án Út “trọc”, thật khó hiểu khi công ty Yên Khánh vẫn tiếp tục được thu phí tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Trước sức ép dư luận về việc công ty CP Tập đoàn Yên Khánh (gọi tắt công ty Yên Khánh) từng được ưu ái tạo điều kiện mua quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và thời gian gần đây liên tiếp dính lùm xùm sai phạm, tối qua (3/1), tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã lên tiếng phản hồi.

Trong thông cáo báo chí phát đi tối 3/1, VEC cho biết trong thời gian qua, trên một số phương tiện truyền thông đăng tải, đưa những thông tin liên quan đến việc toàn bộ hoạt động thu phí trên tuyến đường bộ cao tốc TP HCM - Trung Lương phải tạm dừng thu phí. Lý do là hợp đồng bán quyền thu phí tuyến đường này (thời hạn 5 năm) cho công ty Yên Khánh hết hiệu lực vào ngày 31/12/2018.

Đầu tư - Vì sao công ty Yên Khánh vẫn thu phí tại cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình?  

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Kèm theo đó, một số bài viết cũng đề cập đến việc ngoài mua lại quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, công ty Yên Khánh cũng thực hiện dịch vụ thu phí trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, một dự án do VEC làm chủ đầu tư.

Liên quan đến vấn đề trên, VEC cho biết, công ty Yên Khánh thực hiện dịch vụ thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương dưới hình thức được nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc, nghĩa là được toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công tác thu phí, còn đối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thì Yên Khánh chỉ thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tổ chức thu phí dưới hình thức làm thuê cho VEC.

"VEC vẫn thực hiện các công tác thu tiền thu phí, giám sát, hậu kiểm thu phí; công tác giám sát dịch vụ thu phí được thực theo đúng quy định của tổng cục Đường bộ gồm giám sát hiện trường 24/24 giờ; giám sát hậu kiểm theo ca và giám sát đột xuất" – văn bản của VEC cho hay.

Trước đó, ngày 1/1/2019, bộ Công an cho biết cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của bộ Công an ra quyết định bắt khẩn cấp và khám xét đối với Ngô Bá Thắng, Giám đốc chi nhánh Long An thuộc công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (cùng 4 đồng phạm khác), để điều tra về hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM-Trung Lương.

Ngày 22/11/2018, cơ quan Điều tra Hình sự bộ Quốc phòng khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Thị Hoan – nguyên Giám đốc công ty Yên Khánh để điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ (tức Út "Trọc") vi phạm sử dụng đất đai.

Tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến vào ngày 30/6/2012. Bộ GTVT giao VEC quản lý, khai thác và thu phí tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Ngày 26/10/2012, bộ GTVT có Văn bản số 9067/BGTVT-TC về việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, trong đó có ý kiến VEC căn cứ vào quy định hiện hành và đề xuất của công ty Yên Khánh, trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng dịch vụ thu phí với nhà đầu tư theo thẩm quyền.

Trên cơ sở ý kiến của bộ GTVT, ngày 07/12/2012, VEC đã tiến hành đàm phán với công ty Yên Khánh.

Ngày 17/10/2013, VEC và công ty Yên Khánh đã ký Hợp đồng số 02/HĐ-VEC-YK/2013 về việc cung cấp dịch vụ thu phí tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn khai thác tạm thời).

Ngày 8/3/2013, VEC đã có Văn bản số 680/VEC-BC báo cáo bộ GTVT về việc triển khai dịch vụ thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Cầu Giẽ - Ninh Bình là tuyến cao tốc có lưu lượng giao thông rất lớn và tăng trưởng mỗi ngày. Theo thông tin từ VEC, chỉ trong ngày cao điểm 2/1 sau kỳ nghỉ năm mới, tuyến cao tốc này đã tiếp nhận 63.700 phương tiện qua lại.

Con số này cao hơn hẳn so với 52.240 lượt phương tiện được phục vụ trên tuyến vào dịp Tết Dương lịch năm ngoái.

 

Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam là một tổng công ty lớn, phụ trách đầu tư khai thác toàn bộ các tuyến cao tốc trên khắp cả nước, hiện trực thuộc ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (siêu ủy ban).

Căn cứ Quyết định phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của VEC năm 2018 vừa ban hành hôm 28/12/2018, VEC có tổng doanh thu 3.396,6 tỷ đồng, trong đó chi phí chiếm 3.395,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 574,4 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu năm 2018, doanh thu do khai thác cao tốc chiếm 3.135 tỷ đồng.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.