Vì sao danh tướng Trần Kiện đến chết cũng không yên thân

Vì sao danh tướng Trần Kiện đến chết cũng không yên thân

Thứ 4, 04/12/2013 09:33

Vua Lý Huệ Tông chỉ có hai người con gái, một là công chúa Thuận Thiên, đã gả cho Trần Liễu, và hai là công chúa Chiêu Thánh.

Lý Huệ Tông không có con trai nên Chiêu Thánh được lập làm vua lúc mới bảy tuổi, đó là Lý Chiêu Hoàng, vua cuối cùng của triều Lý. Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh (em ruột Trần Liễu, sau là vua Trần Thái Tông). Năm Đinh Dậu (1237), Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung (vốn là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông) lập mưu cho Trần Thái Tông lấy vợ của anh là công chúa Thuận Thiên về lập làm hoàng hậu, dù lúc này Thuận Thiên đã có thai được ba tháng.

Người con mà Thuận Thiên mang thai trước khi trở thành hoàng hậu của Trần Thái Tông, sau được phong tước Tĩnh quốc Đại vương, tên là Trần Quốc Khang. Con thứ của Tĩnh quốc Đại vương Trần Quốc Khang là Thượng vị Chương Hiến Hầu Trần Kiện lại không được như cha, để tiếng xấu đến ngàn năm chưa dễ hết.

Trong hoàng tộc, Trần Kiện là cháu ruột của vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278), với hoàng tử Tá Thiên Vương Trần Đức Việp (con của Trần Thánh Tông) là chỗ anh em con chú con bác, nhưng bất chấp tình ruột thịt, bất chấp quyết tâm xây dựng khối đoàn kết của quý tộc họ Trần. Trần Kiện cứ khư khư giữ mối thù oán đối với Trần Đức Việp. Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), cả nước bừng bừng khí thế đánh giặc, riêng Trần Kiện thì thân làm tướng, cầm trong tay cả một vạn quân nhưng lại bất mãn nằm dài ở làng Tức Mặc (Nam Định), nói thác là đang bận học đạo Lão Trang.

Tháng 3/1285, Trần Kiện đem gia quyến và bọn liêu thuộc chạy sang đầu hàng quân Nguyên. Tướng giặc là Toa Đô mừng lắm, vội cho quân hộ tống Trần Kiện về Yên Kinh. Nhưng, Trần Kiện vừa đến vùng Lạng Sơn ngày nay thì lập tức bị thổ hào đất này là Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh cho dân binh bao vây và tập kích dữ dội. Trong trận này gia nô của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Nô đã bắn chết Trần Kiện. Liêu thuộc của Trần Kiện là Lê Trắc cướp được xác chủ, cột lên ngựa, nhân đêm tối lẻn chạy về Khâu Ôn và chôn Trần Kiện ở đấy.

Luật nay: Nguyễn Địa Nô đã phạm tội giết người

Thời bấy giờ, Trần Kiện cứ khư khư giữ mối thù oán đối với Trần Đức Việp, nên khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), cả nước bừng bừng khí thế đánh giặc, riêng Trần Kiện lại bất mãn nằm dài ở làng Tức Mặc (Nam Định), nói khác là đang bận học đạo Lão Trang. Chính vì vậy mà ông đã bị thuộc hạ của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Nô bắn chết.

Rõ ràng việc tự ý giết chết Trần Kiện của Địa Nô là sai. Đáng lẽ ra, việc Trần Kiện bất mãn hay có ý như thế nào ấy thì đã có triều đình phân xử, định đoạt tội trạng của ông. Địa Nô chỉ là một thuộc hạ của Trần Hưng Đạo lại làm cái việc sai trái như vậy. Hành vi ấy chiếu theo các quy định của pháp luật thời nay thì Địa Nô phạm vào Điều 93 BLHS. Tội giết người.

Tuy nhiên, việc giết người của Địa Nô lại không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 của điều luật này. Sau khi điều tra làm rõ thì Địa Nô sẽ bị xử theo khoản 2 của Điều 93, hình phạt phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.           

Tường Linh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.