Những lợi ích của cà phê
Theo VNE từng đưa tin trước đó, uống cà phê mỗi ngày đúng cách mang lại rất nhiều sức khỏe cho bạn. Uống cà phê và các đồ uống có chứa caffeine giúp tăng sự tỉnh táo và hoạt động tư duy hiệu quả hơn. Chúng cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư trực tràng.
Ngoài ra, cà phên còn ngăn ngừa bệnh Parkinson, làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Thậm chí, cà phê còn ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm nguy cơ sỏi mật phát triển.
Với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 mà uống cà phê có chứa caffeine làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bên cạnh đó, cà phê cũng làm giảm triệu chứng bệnh gout bằng cách giảm nồng độ acid uric trong máu.
Vì sao dù nghiện cà phê bạn cũng chỉ nên uống 3 tách/ngày?
Theo bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy từng chia sẻ trên VNE thì cà phê có chứa caffeine có thể gây ra chứng mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn. Uống nhiều cà phê sẽ thúc đẩy việc tăng sản xuất các hormone căng thẳng như cortisol, epinephrine và norepinephrine.
Những hóa chất này làm tăng nhịp tim, huyết áp và căng thẳng. Tiêu thụ caffeine có thể làm tăng huyết áp ở những người đã bị cao huyết áp.
Chưa kể, uống nhiều hơn 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể không an toàn cho người bị bệnh tim. Đối với những người không có bệnh tim, uống vài tách mỗi ngày dường như không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
Trên Tri Thức, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: lượng cà phê uống mỗi ngày phụ thuộc vào tổng lượng caffeine có trong cà phê và các thức uống có cafein (như các loại nước trà).
Tuy nhiên, không nên nạp vào cơ thể quá 400mg caffeine/ngày (tương đương với khoảng 3 tách cà phê). Uống quá mức, cơ thể sẽ bị mất nước, dễ mất ngủ.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cũng khuyến cáo, nên uống cà phê vào buổi sáng, trưa hay chiều, không nên uống vào buổi tối có thể làm mất ngủ.
Ngoài ra, nên uống cà phê sau khi ăn, nó sẽ không gây tác hại trên cơ thể. Một điều đáng chú ý là cho dù bạn uống cà phê trước hoặc sau bữa ăn, bạn không nên uống quá nhiều mỗi lần.
Minh Hà (tổng hợp)