Vì sao giá gạo Việt "hạ nhiệt" nhưng vẫn neo ở mức cao?

Vì sao giá gạo Việt "hạ nhiệt" nhưng vẫn neo ở mức cao?

Thứ 6, 21/02/2025 15:45

Trong khi gạo thế giới tiếp tục lao dốc thì gạo Việt Nam chỉ giảm nhỏ giọt 1.000 đồng/kg và dự báo có thể sớm tăng trở lại. Vì sao giá gạo Việt "hạ nhiệt" nhưng vẫn neo ở mức cao?

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu "hạ nhiệt"

Từ giữa năm 2023, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào đà tăng mạnh và lập đỉnh sử 663 USD/tấn vào trung tuần tháng 11, vọt lên đỉnh lịch sử trong cơn sốt giá trên toàn cầu và "đu đỉnh" ở thị trường nội địa.

Năm 2024, giá gạo hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao. Từ giữa tháng 8/2024 đến nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta bước vào chu kỳ giảm mạnh khi mới đây Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) kêu gọi mở lại hoạt động xuất khẩu gạo tấm.

Vì sao giá gạo Việt "hạ nhiệt" nhưng vẫn neo ở mức cao?- Ảnh 1.

Giá gạo Việt Nam ngừng rơi trong khi các nước tiếp tục lao dốc. ẢNH: CHÍ NHÂN

Theo đó, REA kêu gọi Chính phủ nước này dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm có thể là một phần nguyên nhân khiến giá gạo châu Á đang giảm thêm. Gạo tấm của Ấn Độ, là nguyên liệu chất lượng thấp chủ yếu để sản xuất ethanol ở tại nước này và thức ăn chăn nuôi ở châu Á đặc biệt là Trung Quốc. Một số nước châu Phi cũng nhập nguồn hàng này vì giá rẻ. Đặc biệt, với đà lao dốc trong những ngày vừa qua, giá gạo xuất khẩu đã xuyên thủng đáy của năm 2023-2024, theo VietNamNet.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm xuất khẩu tiếp đà giảm trong ngày 19/2, về mức 394 USD/tấn; giá gạo 25% tấm cũng giảm còn 369 USD/tấn.

Tại thị trường nội địa, giá lúa tăng mạnh trong nửa cuối năm 2023 đã đẩy giá gạo vọt lên đỉnh và neo ở mức cao trong suốt năm 2024. Đáng chú ý, khi giá gạo xuất khẩu rời xa đỉnh, thậm chí xuyên thủng đáy và giá lúa thường tại ruộng từ mức gần 9.000 đồng/kg giảm còn 5.371 đồng/kg thì giá gạo tại thị trường nội địa chỉ giảm nhẹ.

Vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, giá gạo còn tăng thêm 500 đồng/kg tuỳ loại. Lý do là vì cơn bão số 3 Yagi khiến diện tích lúa ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc thiệt hại nặng, sản lượng sụt giảm đáng kể.

Vì sao giá gạo Việt "hạ nhiệt" nhưng vẫn neo ở mức cao?- Ảnh 2.

Giá gạo tại Việt Nam chỉ giảm nhỏ giọt 1.000-1.500 đồng/kg. Ảnh: NVCC

Vì sao giá gạo Việt "ngừng rơi"?

Lý giải về nguyên nhân giá gạo tăng nhanh theo cơn sốt nhưng lại giảm “nhỏ giọt” trong bối cảnh giá xuất khẩu lao dốc, một chuyên gia nông nghiệp cho biết, giá ở thị trường nội địa bao giờ cũng có độ trễ. Chưa kể, mọi chi phí sản xuất, vận chuyển đều tăng nên giá mặt hàng này cũng rất khó để giảm về mức cũ.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT mới đây cũng đề cập đến nguồn cung lúa gạo cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Theo đó, sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ĐBSCL, những vùng khác ở nước ta đa phần để phục vụ cho tiêu thụ nội địa.

Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, gạo xuất khẩu giảm nhưng giá gạo trong nước không giảm do khâu trung gian khống chế giá. Thông thường phải 2-3 tháng giá gạo nội địa mới hạ theo đà của thị trường xuất khẩu.

Ông Phan Văn Có, Giám đốc marketing Công ty TNHH Vrice, phân tích: Gạo Ấn Độ chiếm thị phần đa số ở châu Phi vì giá rẻ và những quốc gia cần sản lượng - ăn để no. Gạo Việt Nam giá hiện nay đã thấp nhất rồi nên sẽ tăng trở lại. Hiện tại, các thương nhân Trung Quốc cũng hỏi mua nhưng đang gặp vấn đề về thanh toán nên xuất khẩu của Việt Nam chưa tăng mạnh, theo Thanh niên.

Việc giá gạo Việt Nam duy trì mức thấp cũng là yếu tố khiến các nước phải giảm giá chào hàng để tăng tính cạnh tranh - thường những năm trước giá gạo Việt Nam luôn cao nhất. Gạo Việt đứng giá cũng là chi tiết cho thấy giá gạo đã thực sự chạm đáy và khó giảm thêm được nữa.

Khánh Linh (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.