Mới đây, Lực lượng vệ binh cách mạng Iran (IRGC) tuyên bố: "một tàu vận tải Anh có tên "Stena Impero" đã bị bắt giữ bởi một đơn vị tàu cỡ nhỏ trong lúc đang băng qua eo biển Hormuz do vi phạm luật pháp và các quy định của Tổ chức Cảng và Hàng hải của tỉnh Hormozgan."
Con tàu tàu bị bắt giữ là Stena Impero mang cờ thuộc sở hữu của Thụy Điển. Trên tàu có 23 thuỷ thủ đoàn là công dân Ấn Độ, Nga, Latvia và Philippines.
Hãng tin IRNA dẫn lời Tổng giám đốc Tổ chức cảng và vận tải tỉnh Hormozgan, ông Allahmorada Afiphpura giải thích lý do bắt tàu: Tàu Anh đã va chạm với một tàu đánh cá, nó cần phải được điều tra".
Theo ông Afiphpura, àu chở dầu đã bỏ qua tín hiệu cấp cứu từ tàu cá Iran. Sau đó, ngư dân đã liên lạc với Tổ chức Cảng và Vận tải để báo cáo sự việc.
Cơ quan này cho biết tàu chở dầu hiện đang ở cảng Bandar Abbas, sau tất cả các thủ tục cần thiết chiếc tàu này được hộ tống đến đây bởi Hải quân của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo.
Liên quan đến vụ việc, sáng 20/7, chính phủ Anh đã phát đi thông báo khuyến nghị các tàu hàng nước này tạm thời tránh xa khu vực nguy hiểm quanh eo biển Hormuz trong một khoảng thời gian, trước khi căng thẳng hiện nay hạ nhiệt.
Phát biểu sau một cuộc họp Ủy ban Các vấn đề khẩn cấp (COBRA) của Chính phủ Anh để thảo luận về cuộc khủng hoảng này, người phát ngôn chính phủ cho biết: "Chúng tôi vẫn lo ngại sâu sắc về các hành động không thể chấp nhận được của Iran, cho thấy một sự thách thức công khai đối với quyền tự do đi lại tại các vùng biển quốc tế."
Trước đó Ngoại trưởng Jeremy Hunt đưa ra cảnh báo về "những hậu quả nghiêm trọng" nếu như Iran không nhanh chóng trả tự do cho tàu chở dầu mang cờ Anh, tuy nhiên giảm nhẹ khả năng nước này sẽ vận tới hành động quân sự, cho rằng Anh đang tìm biện pháp ngoại giao để giải quyết tình hình.
Quan hệ giữa Iran và Vương quốc Anh leo thang sau ngày 4/7, khi chính quyền Gibraltar, với sự hỗ trợ của thủy quân lục chiến Anh đã bắt giữ siêu tàu chở dầu Grace 1 treo cờ Panama. Con tàu bị nghi ngờ vận chuyển hai triệu thùng dầu thô từ Iran đến nhà máy chế biến Banyas ở Syria. Tehran bác bỏ thông tin này và yêu cầu giải phóng tàu chở dầu.
Bá Di (Tổng hợp)