Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu?

Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu?

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Chủ nhật, 06/08/2017 08:57

Trường hợp mới đây của Linda W., một thiếu nữ người Đức 16 tuổi chạy trốn sang Iraq và được tìm thấy đã khiến chính quyền Berlin quan tâm hơn tới một vấn đề mới: Những cô gái trẻ được tuyển làm thành viên của những nhóm Hồi giáo cực đoan tại Đức.

Thực tế đáng sợ

Linda W. là 1 trong số 5 nữ giới người Đức được lực lượng quân đội Chính phủ Iraq tại thành phố Mosul phát hiện khi đang lẩn trốn trong một mạng lưới các đường hầm dưới lòng đất tại thành phố Mosul. Tại đây, những cô gái được trang bị vũ khí, thắt lưng đánh bom tự sát. Họ luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp trả các đợt tiến công của quân Chính phủ Iraq.

Thế giới - Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu?

Ngày càng nhiều nữ giới châu Âu đầu quân cho IS (Ảnh minh họa).

 

Trong vài năm trở lại đây, hơn 930 người hồi giáo đã đi từ Đức sang các quốc gia Trung Đông gồm Iraq và Syria để tham gia vào những nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan. Theo Văn phòng Liên bang Đức về Bảo vệ Hiến pháp, có 20% trong số trên là phụ nữ và 5% là trẻ vị thành niên. Bất ngờ hơn, trong số những người dưới 18 tuổi thì có một nửa là nữ giới, tờ BZ Berlin cho hay.

Trên tờ Sputnik phiên bản tiếng Đức, Tobias Meilicke, một nhà hoạt động xã hội chống bạo lực tại thành phố Kiel (Đức) đã nêu ra nguyên nhân khiến nhiều nữ giới muốn tham gia vào mạng lưới khủng bố ở Iraq và Syria. Theo anh, những nữ giới tìm đến con đường cực đoan là khi họ muốn tìm kiếm sự công nhận về giá trị của bản thân, cũng như tìm kiếm mục đích cuộc sống.

“Trong thế giới Hồi giáo, những người phụ nữ trẻ tuổi tìm kiếm sự công nhận, sự an toàn, một cộng đồng và trên tất cả là để có một mục đích cho cuộc sống”, Meilicke, hiện đang làm việc tại PRO vention, một tổ chức hoạt động nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, giải thích.

“Trẻ em gái và phụ nữ sẽ nhận được một mục tiêu, đó là đấu tranh cho những người Hồi giáo bị áp bức, chiến đấu vì những người anh em Hồi giáo của họ ở Trung Đông”, Meilicke tiếp tục.  Cũng theo tiết lộ của Meilicke, những cô gái đi theo con đường cực đoan ở các quốc gia Trung Đông thường là những người phải chịu những trải nghiệm tiêu cực ở Đức. Sau đó, họ tự thu mình lại. Ngoài ra, những người thuộc nhóm này thường lãng mạn hóa cuộc sống Hồi giáo và mong muốn được trải nghiệm cuộc sống ấy. Cụ thể, họ khao khát một đời sống hôn nhân có phần bảo thủ và được đóng vai trò của một người phụ nữ truyền thống, trái với những gì mà cuộc sống hiện đại ở Đức đang trao cho họ. Với lối suy nghĩ đó, những nữ giới này thường bị chỉ trích ở Đức.

Birgit Ebel là một giáo viên người Đức đã thành lập một tổ chức từ thiện nhằm ngăn chặn việc những cô gái trẻ bị tuyển dụng vào những nhóm cực đoan. Theo cô, các vấn đề về gia đình của “nạn nhân” thường là yếu tố giúp các nhóm khủng bố đạt được lợi thế khi tuyển người. Thêm vào đó, các cô gái này thường có những khái niệm rất lãng mạn về cuộc sống ở nơi gọi là “Nhà nước Hồi giáo”.

Giải mã nguyên nhân

“Với những cô gái trẻ, họ thường gia nhập các tổ chức cực đoan, khi bản thân rơi vào giai đoạn khủng hoảng, mất phương hướng. Họ thường lớn lên trong một gia đình không ổn định”, cô Ebel nói. “Cha mẹ của họ là những người quá khắt khe hoặc không quan tâm tới con cái, đôi khi có thể họ đang mắc phải một số loại bệnh nào đó. Nhiều trong số những trẻ em gái bị cực đoan hóa là con của những gia đình có cha mẹ ly hôn. Họ đi tìm kiếm một cộng đồng mới, một thứ gì đó mới, hay một gia đình mới”, Ebel nêu thêm.

Thế giới - Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu? (Hình 2).

Các tay súng Hồi giáo cực đoan IS. 

Ngoài ra, những phần tử Hồi giáo cực đoan còn tìm cách dụ dỗ những cô gái trẻ thông qua những nam thanh niên đẹp trai người Ả Rập hoặc Đức. Những người này sẽ nhắn tin trực tiếp cho các cô gái trên internet và mạng xã hội, sau đó lôi kéo họ tới Trung Đông để có một “cuộc sống mới”.

Ebel cho hay, trước khi bị cực đoan hóa, những cô gái trẻ người Đức thường có một số biểu hiện đặc trưng. Đây cũng chính là dấu hiệu giúp những phần tử khủng bố cực đoan có thể tìm thấy “đối tượng tiềm năng” và tuyển mộ cho tổ chức của mình.

“Nếu các cô gái đột ngột không muốn giao tiếp với bạn bè hay tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoặc đột ngột mặc những kiểu quần áo khác thường, nói những câu Hồi giáo, thì đó là lúc họ dễ trở thành mục tiêu của các phần tử cực đoan”, Ebel kết luận.

Hiện tại, giới chức Đức đang tìm cách hạn chế ở mức tối đa những vụ nữ giới bị tuyển mộ vào các nhóm Hồi giáo cực đoan. Chính quyền Berlin trong vài năm trở lại đây cũng đã thắt chặt các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cực đoan ở trong nước, tuy nhiên, số vụ khủng bố vẫn tiếp tục gia tăng ở quốc gia châu Âu này.

Xem thêm: Lộ diện những đồng minh của Mỹ sợ hãi sức mạnh Hoa Kỳ

D.T

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.