Vì sao Liên hoan Sân khấu Cải lương phải lùi tổ chức sang năm 2022?

Vì sao Liên hoan Sân khấu Cải lương phải lùi tổ chức sang năm 2022?

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 6, 15/10/2021 17:02

Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa có thông báo về việc dời Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc tại TP. Hồ Chí Minh vào giữa tháng 11/2022.

Ông Lê Minh Tuấn - Cục Phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH,TT&DL) cho biết, Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa có văn bản thông báo về việc lùi lịch tổ chức Liên hoan Sân khấu Cải lương Toàn quốc sang tháng 11/2022 tại TP.HCM.

"Việc lùi lịch tổ chức nhằm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong việc phòng chống dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị nghệ thuật tham gia liên hoan. Quyết định này nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo giới nghệ sĩ và người hâm mộ. Dịch bệnh kéo dài trong suốt nhiều tháng qua đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội thời gian qua"- Ông Tuấn chia sẻ.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, nghệ sĩ cải lương Ngọc Hoa cho hay: "Thời gian qua, tình hình dịch bệnh kéo dài khiến cho nhiều Nhà hát cải lương phải đóng cửa, các nghệ sĩ không thể tập luyện được, nếu không dời lịch tổ chức Liên hoan sẽ rất ít đơn vị tham gia vì chúng tôi chưa chuẩn bị được gì nhiều. Anh em nghệ sĩ khao khát đứng trên sân khấu, biểu diễn, nhưng do điều kiện khách quan nên chưa làm được. Dời lịch sang năm 2022 sẽ làm cho mọi người chuẩn bị kỹ càng hơn, nhiều tác phẩm hay hơn".

Văn hoá - Vì sao Liên hoan Sân khấu Cải lương phải lùi tổ chức sang năm 2022?

Nghệ sĩ Kim Tử Long và Ngọc Huyền là 2 nghệ sĩ hàng đầu của cải lương.

Trước đó, theo kế hoạch, liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng 11/2021.

Liên hoan Sân khấu Cải lương Toàn quốc là sự kiện do Cục Nghệ thuật Biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức.

Năm 2018, liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc có 32 vở của 25 đơn vị, diễn ra trong 15 ngày được xem là ngày hội của những người làm nghệ thuật truyền thống. Trong số 25 đơn vị tham dự, có 17 đơn vị nghệ thuật công lập, còn lại là 8 đơn vị được tổ chức hoạt động theo mô hình xã hội hóa.

Ban tổ chức đã trao 49 huy chương Vàng, 66 huy chương Bạc cho các nghệ sĩ. Sáu vở diễn được trao huy chương Vàng bao gồm: Chiếc áo thiên nga (Nhà hát cải lương Việt Nam), Kiếp tằm (Đoàn nghệ thuật Quảng Ninh), Tổ quốc nơi cuối con đường (Nhà hát Thế giới trẻ - Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM), Hiu hiu gió bấc (Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang), Cuộc đời của m (Đoàn nghệ thuật cải lương Long An), Bão táp một vương triều (Nhà hát nghệ thuật truyền thống Đồng Nai).

 
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.