Vì sao máy bay “miễn nhiễm” trước sấm sét?

Vì sao máy bay “miễn nhiễm” trước sấm sét?

Lương Đức Trọng

Lương Đức Trọng

Thứ 7, 02/09/2017 07:08

Lần gần nhất, một chiếc máy bay thương mại bị rơi do sét đánh đã cách đây tròn 50 năm (1967) khi tia sét gây nổ khoang chứa nhiên liệu. Từ đó đến nay, các hãng sản xuất đã cải tiến thiết kế của máy bay để giúp chúng “miễn nhiễm” trước bất kì tia sét nào.

Sét đánh rạn kính khoang lái Boeing 787 tại Nội Bài 

Công nghệ - Vì sao máy bay “miễn nhiễm” trước sấm sét?

 

Sự việc chiếc máy bay của Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways bị sét đánh tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) mới đây đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận. Rất nhiều câu hỏi thắc mắc về mối đe doạ của sét với sự an toàn của các chuyến bay đã được đặt ra. 

Cụ thể, chiếc Boeing 787 của Nippon Airways đang thực hiện chuyến bay NH857 từ sân bay Haneda (Nhật Bản) về Nội Bài đã bị sét đánh trúng khi đang hạ độ cao để bắt đầu hạ cánh. Hậu quả là kính chắn gió ở vị trí của phi công lái chính đã bị rạn, còn lại không có sự cố nào khác xảy ra. Tuy nhiên chiếc máy bay sau đó vẫn phải tạm dừng hoạt động để bộ phận kĩ thuật tiến hành kiểm tra và khắc phục sự cố. Hơn 150 hành khách đã mua vé chặng khứ hồi Hà Nội - Nhật Bản đã được đổi hành trình và đi trên các chuyến bay khác. 

Trả lời trước truyền thông, Phó giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài – ông Nguyễn Huy Dương cho biết sự cố này không ảnh hưởng gì nhiều đến chiếc máy bay: “Đây là một sự cố khách quan và không phải hiếm xảy ra trong ngành hàng không. Chiếc Boeing B787 đã bị sét đánh trước khi hạ cánh chứ không phải khi đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài. Báo cáo cho biết máy bay không ảnh hưởng nhiều và các hành khách an toàn”.

Máy bay vượt qua sấm sét như thế nào?

Công nghệ - Vì sao máy bay “miễn nhiễm” trước sấm sét? (Hình 2).

 

Từ thập niên 30 của thế kỷ trước, các nhà thiết kế máy bay đã tính đến việc khắc phục các ảnh hưởng từ sét. Từ đó họ đã tạo ra một lớp vỏ máy bay bằng nhôm với thiết kế không khe hở trên đường dẫn điện giúp tia sét khi đánh trúng máy bay sẽ tán xạ qua các điểm có thiết bị giống anten trên đầu và cánh. Dòng điện khi đó chỉ chạy quanh máy bay và cách ly hoàn toàn với phi hành đoàn, hành khách và các linh kiện điện tử bên trong.

Bộ phận chứa anten radar hình chóp nón trên máy bay không làm bằng chất dẫn điện mà là các dải vật liệu giúp phân tán sét ra bên ngoài, với cách thức hoạt động giống cột thu lôi. Thực tế thì vẫn có trường hợp sét đánh làm hư hại nhẹ mũi cánh máy bay, cánh quạt hay bộ phận điều hướng ánh sáng nhưng nó không gây hậu quả nặng nề.

Ngoài ra, những chiếc máy bay hiện đại ngày nay được chế tạo từ vật liệu composite thay cho nhôm, giúp cơ bản giảm nguy cơ dẫn điện và còn được phủ thêm một lớp lót bằng sợi hoặc màng dẫn điện. Nhờ thiết kế này, cấu trúc bên ngoài máy bay và các bộ phận nhạy cảm bên trong như hệ thống nhiên liệu hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi bị sét đánh. Đặc biệt, các hãng hàng không hiện nay cũng đã sử dụng một loại nhiên liệu mới với khả năng gây nổ thấp hơn để hạn chế thiệt hại khi có sự cố.

Quay trở lại, việc máy bay bị sét đánh khi đang hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào ngày 5/8 vừa qua, một phi công với nhiều năm kinh nghiệm, đang làm việc cho một hãng hàng không trong nước chia sẻ, không chỉ khi đang bay mà máy bay còn thường xuyên bị sét đánh khi đang đậu dưới đất.

Đặc biệt, hệ thống nhiên liệu gồm khoang chứa, ống dẫn, đường cấp, nắp đậy được thiết kế và chế tạo để không một tia lửa nhỏ nào có thể bùng phát trong trường hợp bị sét đánh trúng. Thậm chí, dù máy bay có bị sét đánh, hành khách ngồi bên trong cũng sẽ không bị ảnh hưởng. “Máy bay được chế tạo khi gặp nguồn điện truyền vào thì sẽ phóng ngược trở ra nên không nguy hại đến hệ thống điện tử bên trong" – vị phi công này cho biết thêm.

Ngọc Quang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.