Vì sao miếng dán tránh thai lại gây máu vón cục và bệnh tim mạch?

Vì sao miếng dán tránh thai lại gây máu vón cục và bệnh tim mạch?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 7, 11/03/2017 09:59

Nhiều chị em coi miếng dán tránh thai là “hình vuông kỳ diệu” vì tính tiện lợi của nó. Nhưng miếng dán này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây máu vón cục và bệnh tim mạch.

Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, miếng dán không phải là phương pháp tránh thai phổ biến nhưng vì tính tiện dụng nên có không ít chị em sử dụng miếng dán để tránh thai. 

Miếng dán tránh thai mỏng khoảng 4,5cm, màu be được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Người bán quảng cáo, miếng dán tránh thai ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn cản sự rụng rứng của phụ nữ. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.

Theo tư vấn của người bán, miếng dán tránh thai được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.

Thuốc & TPCN - Vì sao miếng dán tránh thai lại gây máu vón cục và bệnh tim mạch?

 Miếng dán tránh thai tiện nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh minh họa.

Một ưu điểm của miếng dán tránh thai được nhiều người bán nhắc đến là nếu miếng dán bị bong ra và được dán lại trong 24 giờ, hiệu quả tránh thai của miếng dán vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, nếu đã quá 24 giờ, nên dùng thêm một biện pháp tránh thai khác cho đến khi miếng dán đã ở nguyên chỗ trong 7 ngày.

Tuy nhiên, người bán cũng tư vấn, lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.

Với những quảng cáo trên, nhiều chị em phụ nữ coi đó là “hình vuông thần kỳ”, giúp họ ngừa thai an toàn. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa sản Lê Thị Kim Dung (từng công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), chị em cần lưu tý đến tác dụng phụ của miếng dán tránh thai.

Miếng dán ngừa thai tuy có tiện dụng nhung cũng có những tác dụng phụ (mặc dù hiếm gặp) như: Kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, căng tức ngực, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng…

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu, miếng dán tránh thai có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hàng ngày tương đương nhau nhưng khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu.

Các bác sĩ khuyến cáo, đối với những phụ nữ bị bệnh mãn tính như: bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.

 Vân An

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.