Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo?

Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo?

Thứ 2, 12/08/2013 19:32

Những ngày qua, cộng đồng mạng, giới truyền thông, nhất là từ Trung Quốc dồn hết sức chú ý, pha sự bực bội lẫn lo lắng đối với tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ngoài lý do Izumo thực tế là con tàu sân bay đủ sức tiếp nhận tiêm kích tàng hình đa năng F-35 Lightning, nguồn gốc tên còn tàu còn gợi lên quá khứ chiếm đóng của quân phiệt Nhật với người Trung Quốc.

Trang web của Đài Quốc tế Bắc Kinh (CRI) có bài bình luận sâu về nguồn gốc tên gọi của Izumo. Ngày 6/8, tại Yokohama, tàu chiến lớn nhất mang tên "Izumo" của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật đã tổ chức lễ hạ thủy.

rn

Trang web "An ninh toàn cầu" Mỹ chỉ rõ, từ trọng tải, bố cục đến chức năng của tàu chiến "Izumo" đều hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của tàu sân bay hạng nhẹ. Ngày hạ thủy chính là ngày kỷ niệm 68 năm Hiroshima bị ném bom nguyên tử. “Cầu nguyện hòa bình đi đôi với ra mắt vũ khí chiến tranh, điều này đã dẫn đến sự quan tâm của cộng đồng quốc tế”, CRI mỉa mai.

rn

Tiêu điểm - Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo?

rn

Tàu đổ bộ Izumo

rn

Trong lịch sử, tên tàu "Izumo" từng được sử dụng cho một tàu tuần dương bọc thép của hải quân Nhật, từng thi hành nhiệm vụ trong chiến tranh Nhật-Nga và chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Trong thời kỳ chiến tranh xâm lược Trung Quốc, tàu chiến "Izumo" là tàu chỉ huy của một hạm đội hải quân Nhật Bản tại Trung Quốc, bị quân đội Mỹ đánh đắm vào năm 1945.

rn

Izumo" tàu tuần dương bọc thép có lượng rẽ nước gần 10.000 tấn, do nhà máy đóng tàu  Armstrong (Anh) thực hiện khi quan hệ giữa hai đế quốc còn nồng ấm. Trong biên chế hải quân Nhật Bản, tuần dương hạm bọc thép đã tham gia cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1905 mà phần thắng thuộc về đất nước mặt trời mọc.

rn

Sau đó, Izumo tiếp tục tham gia chiến tranh thống nhất, trong giai đoạn nó được sử dụng như một tàu huấn luyện. Khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, tuần dương hạm này được điều đến trấn giữ ở cửa sông Thượng Hải. Nhiều lần quân đồng minh cũng như Trung Quốc đã sử dụng máy bay, ngư lôi tấn công Izumo. Cuối Năm 1943, Izumo được điều về quê hương, lại đóng vai trò của một tàu huấn luyện. Ngày 24/7/1945, ngay trước khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc ít ngày, con tàu bị quân đội Mỹ tấn công đường không khi đang đỗ ở Kure. Dính ba quả bom hạng nặng, Izumo đã bị lật chìm.

rn

Tiêu điểm - Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo? (Hình 2).

rn

Tàu đổ bộ Izumo tại bến Thượng Hải

rn

Sâu xa hơn nữa, theo CRI, chuyên gia về vấn đề Nhật Bản của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc Viên Dương cho biết, Izumo là một địa danh của Nhật Bản, rất nhiều truyền thuyết dân gian được lưu truyền từ đây, sử dụng tên tàu chiến cũ cũng là thông lệ của hải quân nhiều nước. Thế nhưng, đặt tên tàu bằng tên tàu chiến từng sử dụng trong chiến tranh Nhật-Nga và chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Đồng thời lựa chọn ngày kỷ niệm 68 năm Hiroshima bị ném bom nguyên tử tổ chức lễ hạ thủy cho tàu chiến Izumo, điều này hẳn là có hàm ý chính trị.

rn

Còn Phó Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh nói với CRI, hành vi này của Nhật Bản cho thấy, Thủ tướng Nhật Abe toan lợi dụng tình cảm của người dân trong nước để ủng hộ ông. Ông Kim Xán Vinh nói, hiện nay, ngân sách Mỹ chẳng dồi dào, chi phí quân sự bị cắt giảm. Vì vậy, việc Mỹ bố trí quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhất định phải dựa vào Nhật Bản, điều này đã tạo cơ hội ra sức phát triển quân sự cho ông Abe.

rn

Tiêu điểm - Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo? (Hình 3).

rn

Báo cáo giữa kỳ "Đề cương chương trình phòng thủ mới" do Nhật công bố tháng 7 vừa qua trực tiếp chỉ rõ, để tăng cường "phòng vệ" đảo Điếu Ngư, Nhật quyết định tăng cường "năng lực cơ động của hải quân lục chiến" thuộc lực lượng tự vệ Nhật cũng như thành lập lực lượng đặc biệt "đánh chiếm đảo", Đài Quốc tế Bắc Kinh tỏ ra e ngại.

rn

Do tàu "Izumo" có đủ năng lực duy tu máy bay trực thăng và tiếp xăng cho tàu chiến khác trên biển, có phương tiện truyền thông phân tích rằng, chế tạo tàu tương đương tàu sân bay là "chính quyền Abe đang sửa soạn việc nâng lực lượng tự vệ lên cấp quân đội”.

rn

Hãng tin Kyodo bình luận: Quan hệ trên biển với các nước xung quanh trở nên căng thẳng khiến Bộ Phòng vệ Nhật Bản bức xúc tăng cường năng lực phòng thủ trên các hải đảo.

rn

Phong Nhĩ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.