Tết Hàn thực có từ xa xưa gắn liền với một điển tích của người Trung Quốc. Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực " là ăn; " tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Trải qua thời gian ngày nay dịp Tết Hàn Thực 3/3 chỉ còn là một dịp lễ thông thường nhưng thời xa xưa, trong ngày này, nhà nhà phải chuẩn bị sẵn thức ăn nguội chứ không được đốt lửa nấu thức ăn nóng.
Tuy nhiên khi nói về tết Hàn thực nhiều người vẫn luôn đặt câu hỏi vì sao lại kiêng lửa trong ngày này? Và vì sao chúng ta phải ăn đồ nguội mà không phải đồ nóng?
Vì sao tết Hàn thực lại kiêng lửa?
Câu trả lời bắt nguồn từ câu chuyện nổi tiếng giữa Tấn Văn Công và viên thuộc hạ tên là Giới Tử Thôi. Câu chuyện này được chép trong sách Tả Truyện hay cũng gọi là Tả Thị Xuân Thu.
Người xưa thường kiêng đốt lửa trong ngày tết Hàn thực
Tương truyền sách chép rằng thời Tấn Văn Công (697–628 TCN) còn bôn ba vì bị mẹ kế hãm hại, có một số tùy tùng thân cận vẫn trung thành theo hầu. Một trong số những người ấy là Giới Tử Thôi. Một lần, Tấn Văn Công gặp cơn đói đến ngất đi tưởng chừng sắp chết. Để cứu mạng Tấn Văn Công, Giới Tử Thôi tự tay cắt thịt ở đùi mình và nấu một bát súp nóng dâng cho chủ nhân.
Tấn Văn Công vô cùng cảm kích việc làm của Giới Tử Thôi và hứa sẽ báo đáp ông trong tương lai. Giới Tử Thôi khăng khăng không muốn nhận bất kỳ sự phong thưởng nào, mà chỉ muốn chủ nhân trở thành một vị vua anh minh sáng suốt cho nước nhà.
Sau khi Tấn Văn Công thừa kế ngai vàng, ông đã tưởng thưởng cho nhiều người trung thành với mình nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Một thời gian sau nhớ ra, ông mới cho tìm kiếm người tùy tùng họ Giới nhưng không thấy. Sứ giả về báo rằng Giới Tử Thôi và mẹ đã đi vào sâu trong núi Kim sinh sống.
Vua đích thân đến núi để tìm nhưng Giới