Theo CNN, quá trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông rất đáng lo ngại không chỉ với các nước láng giềng mà cho cả khu vực. Tờ báo nhận định, mục đích của Trung Quốc là cải tạo, cơi nới các rạn san hô ngập nước thành các đảo nhân tạo có kích thước lớn nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là mục đích quân sự .
Ảnh vệ tin h chụp hôm 2/4 cho thấy hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Digital Global.
Bày tỏ quan điểm về quá trình xây dựng của Trung Quốc, bà Mira Rapp-Hooper thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói với CNN, những cơ sở này sẽ phục vụ như các tiền đồn trên biển. Bà lập luận thêm, Trung Quốc là một bên trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng so với các nước khác, Bắc Kinh là quốc gia đến muộn nhất.
"Do Bắc Kinh đến muộn nên ý định của họ là đẩy mạnh việc xây dựng đảo nhân tạo nhằm củng cố chỗ đứng trên quần đảo tranh chấp, lấy đó làm điểm tựa cho các tham vọng lãnh thổ vô lý của họ", bà Hooper chia sẻ.
Theo CNN, quy mô, tốc độ và phạm vi xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông là đáng báo động. Lầu Năm Góc ước tính, Bắc Kinh đã cơi nới diện tích khoảng 2.000 mẫu Anh (8,09 km2) trong năm 2014.
Các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Không gian và Quốc phòng Airbus cung cấp trong tháng 3 cho thấy, Trung Quốc đang gấp rút hoàn thành đường băng dài 3.000 m trên Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng gấp rút hoàn thành đường băng khác trên Đá Chữ Thập. Các đường băng đủ dài để máy bay quân sự hoạt động.
Thế giới có lý do để lo ngại
Rất đông tàu thuyền phục vụ cho hoạt động cơi nới trái phép trên