Tục tuẫn táng là một trong những phong tục tàn khốc nhất thời xưa, vào thời Tần Hán, tuẫn táng cực kỳ thịnh hành. Tuẫn táng là cách để những người quyền lực khi chết đi vẫn có người hầu kẻ hạ đảm bảo sung túc, chính quan niệm này đã khiến vô số người phải chết uất ức. Khi hoàng đế mất sẽ được chôn cùng nhiều người khác, một số người bị chôn sống nhưng cũng có một bộ phận bị giết hoặc tự sát trước khi chôn. Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu và kết thúc vào thời của Hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh.
Nhắc đến triều đại nhà Tần không thể không nhắc đến vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng với cái chết bất thường trên đường tìm kiếm thuốc trường sinh. Khi tại vị, ông không lập Hoàng hậu nhưng có số lượng phi tần, cung nữ nhiều vô số kể. Bởi vậy, khi Tần Thủy Hoàng băng hà, tất cả những phi tần từng theo ông mà chưa có con đều không được thả ra mà phải tuẫn táng.
Tư Mã Thiên từng mô tả "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía", số lượng người tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng nhiều đến mức chẳng thể nào đếm nổi. Ngoài các vị cung tần, trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng còn có không ít binh lính và những người thợ tham gia quá trình xây mộ cho ông.
Hàng nghìn năm sau, sự nhẫn tâm của Tần Thủy Hoàng mới được công khai đến hậu thế, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ co quắp, biến dạng, nứt hết các đầu ngón tay, đặc biệt nhất là phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ đều không khép lại.
Đó chính là chôn sống!
Sau khi cửa lăng đóng lại, toàn bộ oxy trong lăng mộ bị rút ra, trong môi trường đáng sợ như thế, những cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, gào khóc trong đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì thế, thi hài của những người phụ nữ này sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc co rúm vặn vẹo, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường.
Theo lẽ tất nhiên, bất kỳ người phụ nữ nào bị tuẫn táng cũng sẽ cực kỳ đáng thương. Dù trước đây họ có địa vị cao quý đến nhường nào, có phải là phi tần được hoàng đế sủng ái hay không, thì họ đều không thể tự quyết định số phận của mình. Họ có thể phải đối mặt với cái chết rất bi thảm: Bị thắt cổ, ăn dưa hấu độc, đục lỗ trên sọ đổ thủy ngân vào cơ thể...
Những người phụ nữ này không được ban chết bằng thuốc độc, họ phải cảm nhận từ từ sự thống khổ vì ngạt khí, giây phút tuyệt vọng và hoảng sợ khi biết chắc chắn mình sẽ chết. Liệu đó có phải sự nhẫn tâm hay không?
Nguyên Anh