Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cấm truy cập Wikipedia?

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cấm truy cập Wikipedia?

Thứ 2, 01/05/2017 20:22

Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn quyền truy cập vào trang Wikipedia bởi trang này đã đăng tải thông tin cáo buộc Ankara “bắt tay” với khủng bố.

Theo CNN, bộ Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/4 thông báo, Chính phủ nước này đã ngăn chặn việc truy cập vào trang bách khoa thư trực tuyến Wikipedia.

Tiêu điểm - Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cấm truy cập Wikipedia?

 Theo tổ chức theo dõi việc kiểm duyệt Turkey Blocks, trang Wikipedia bị Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế truy cập từ 8 giờ ngày 30/4.

"Thay vì phối hợp với Chính phủ Ankara trong cuộc chiến chống khủng bố, trang này lại tiến hành chiến dịch bôi nhọ Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế", bộ Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Chính quyền nước này cho hay, họ đã gửi cảnh báo và yêu cầu Wikipedia gỡ bỏ những nội dung xúc phạm này nhưng phía trang thông tin đã từ chối hợp tác.

Hiện việc truy cập vào trang này tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ngăn chặn và lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ nếu Wikipedia đáp ứng yêu cầu của Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu những website có nội dung tương tự nên tuân thủ luật pháp và không thực hiện những chiến dịch bôi nhọ đất nước.

Theo tổ chức theo dõi việc kiểm duyệt Turkey Blocks, trang Wikipedia bị ngăn chặn truy cập từ 8 giờ ngày 30/4.

Nhà sáng lập Wikipedia Jimmy Wales sau đó viết trên Twitter rằng việc tiếp cận thông tin là quyền cơ bản và tuyên bố với người dân Thổ Nhĩ Kỳ rằng sẽ đấu tranh cho quyền này.

“Tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản. Những người dân Thổ Nhĩ Kỳ, tôi sẽ luôn sát cánh cùng các bạn và đấu tranh cho quyền này”, Jimmy Wales viết,

Trong khi đó, tổ chức ủng hộ Wikipedia là Quỹ Wikimedia cho hay, họ đang làm việc với các chuyên gia nước ngoài để đánh giá tính pháp lý của việc ngăn chặn truy cập bách khoa toàn thư mở tại Thổ Nhĩ Kỳ. “Wikipedia là nguồn phong phú, có giá trị chứa những thông tin trung lập, đáng tin cậy", tuyên bố của Quỹ Wikimedia.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO và là đồng minh của Mỹ đã đưa ra nhiều quyết định ảnh hưởng đến “dòng chảy” tự do thông tin.

Trước đó, Chính phủ nước này cũng đã chặn quyền truy cập truyền thông xã hội như trang Twitter và YouTube.

Xem thêm >>> Dọa đánh chìm tàu Mỹ, Triều Tiên nói có sức mạnh bất khả chiến bại

“Nhiệm kỳ của Tổng thống Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã được đánh dấu bởi sự bất ổn”, cây bút Joe Sterling của CNN bình luận.

Nước này liên tiếp hứng chịu những cuộc nổi loạn từ các chiến binh người Kurd, tình hình an ninh bất ổn khu vực biên giới, các cuộc tấn công của tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS... Đặc biệt, tháng Bảy năm ngoái, Ankara đã trải qua 1 đêm kinh hoàng khi chứng kiến cuộc đảo chính bất thành. Kể từ sau đó, chính quyền Erdogan đã tiến hành một cuộc thanh trừng và bắt giữ rộng rãi.

Gần đây nhất, ngày 29/4, Chính phủ đã ra sắc lệnh sa thải gần 4.000 công nhân viên chức liên quan đến đảo chính quân sự,18 cơ sở học tập, 14 tổ chức phi Chính phủ, 13 cơ quan chăm sóc sức khỏe cũng bị đóng cửa với các cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia, hãng thông tấn nhà nước Anadoly báo cáo.

Ước tính có trên 47.000 người đã bị bắt giữ do bị tình nghi có liên quan tới âm mưu đảo chính, trong khi hàng chục nghìn người làm việc trong lĩnh vực công bị sa thải hoặc bị đình chỉ công việc tại Thổ Nhĩ Kỳ.

xem thêm >>> 30 Tư lệnh Hải quân và dàn tàu chiến hùng hậu về Singapore tập trận

Phương Anh

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.