Vì sao Vinalines bán ế 99% cổ phần?

Vì sao Vinalines bán ế 99% cổ phần?

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 4, 05/09/2018 14:03

Chào bán ra công chúng hơn 488,8 triệu cổ phần nhưng Vinalines chỉ bán được 5,4 triệu, chiếm 1,11% số lượng muốn bán.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả bán đấu giá cổ phần công ty mẹ - tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Theo đó, Vinalines chào bán ra công chúng hơn 488,8 triệu cổ phần, chiếm 34,8% vốn điều lệ dự kiến (14.046 tỷ đồng), với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần.

Đầu tư - Vì sao Vinalines bán ế 99% cổ phần?

Nhiều nhà đầu tư thờ ơ với cổ phần Vinalines

Có 42 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, gồm 2 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua 300.000 cổ phần và 40 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua hơn 5,1 triệu cổ phần. Tổng số cổ phần nhà đầu tư đăng ký mua chiếm 1,11% số cổ phần mà Vinalines chào bán.

Kết quả sau buổi đấu giá sáng nay (5/9), 41 nhà đầu tư đã mua thành công hơn 5,4 triệu cổ phần với giá cao nhất 13.000 đồng/cổ phần, giá thấp nhất 10.000 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được là 54,3 tỷ đồng.

Vinalines dự kiến sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM sau 90 ngày kể từ ngày bán cổ phần ra công chúng.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, được thành lập từ năm 1995. Năm 2006, công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Năm 2010, công ty mẹ của Vinalines chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tại thời điểm 31/12/2017, Vinalines sở hữu 19 công ty con với tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ, có tổng mức vốn đầu tư 7.444 tỷ đồng, gồm 10 công ty kinh doanh khai thác cảng biển, 5 công ty kinh doanh vận tải biển và 4 công ty kinh doanh dịch vụ hàng hải.

Ngoài ra, Vinalines còn sở hữu 11 công ty liên kết với mức vốn góp từ 20%-50% và 4 công ty đầu tư góp vốn với mức vốn góp dưới 20% vốn điều lệ.

Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Vinalines gồm 3 mảng chính: Vận tải biển (vận tải hàng, vận tải container, vận tải chở dầu); khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải (dịch vụ vận tải đa phương thức, đại lý tàu biển, vận tải đường biển, dịch vụ kho bãi và bố xếp hàng hóa, cung ứng tàu biển, kiểm đếm hàng hóa).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của Vinalines thì năm 2017, công ty có doanh thu thuần 13.560 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2016 nhưng lợi nhuận sau thuế lại đạt 748 tỷ đồng, gần gấp đôi lợi nhuận sau thuế 2016.

Giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa của Vinalines tại ngày 31/12/2016 đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 11,9 nghìn tỷ đồng. Tại thời điểm đó, Vinalines đang quản lý và sử dụng hơn 1 triệu m2 đất gồm: Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất là 871 nghìn m2 và đất được Nhà nước cho thuê là 177 nghìn m2.

Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của công ty sau cổ phần hóa là 14.046 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ. 2.293.900 cổ phần (tương đương 0,2% vốn điều lệ) dành để bán cho cán bộ công nhân viên, công đoàn và 488.818.130 cổ phần, tương đương 34,8% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư qua sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Sau IPO, Vinalines đặt mục tiêu khiêm tốn cho giai đoạn 2018-2020 với doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế xác định âm trong năm 2018, các năm sau chỉ trên dưới 200 tỷ đồng/năm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.