Chúng được gọi là uyên ương, bởi đặc tính luôn đi theo cặp của loài vịt này. Chúng luôn sát cánh với nhau như cặp vợ chồng. Tuy nhiên đến mùa sinh sản, con trống không chăm lo gì đến việc ấp và bảo vệ trứng, nó để mặc cho con mái tự làm lấy việc này.
Trái với các loài vịt khác, uyên ương trống không bỏ rơi gia đình, nó chỉ tạm thời rời bỏ con mái trong thời gian ấp trứng và sẽ quay trở lại khi trứng đã nở.
Điều đặc biệt, con mái chỉ chung thủy duy nhất với một con trống nên chúng được coi là biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi.
Đối với vịt uyên ương trống chúng có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn, mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt, mặt đỏ có… ria mép. Còn uyên ương mái có vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau.
Vịt uyên ương có kích thước trung bình, chiều dài 41 - 49cm, sải cánh 65 - 75 cm. Vịt uyên ương có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ.
Loài này cũng đã từng phổ biến ở miền đông châu Á, nhưng sự xuất khẩu ở quy mô lớn và sự phá hủy môi trường sinh sống đã làm suy giảm quần thể uyên ương này.
Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước.
Với vẻ ngoài độc đáo của mình vịt uyên ương đã thu hút được sự chú ý của nhiều người yêu chim cảnh ở Việt Nam. Tuy nhiên vì sự quý hiếm và vẻ đẹp cuốn hút nên vịt uyên ương có giá khá đắt đỏ. Trung bình một cặp uyên ương có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, có đôi lên đến 25 triệu đồng.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)