Vì sao xe hút bể phốt được dùng chữa cháy ở Sa Pa?

Vì sao xe hút bể phốt được dùng chữa cháy ở Sa Pa?

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 2, 06/08/2018 15:25

Theo chính quyền huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cấp huyện không có đội xe chữa cháy chuyên dụng. Trong trường hợp đó, nếu không xử lý nhanh, linh hoạt thì lửa có thể bén sang nhà dân hoặc các phương tiện khác.

Sự việc một chiếc xe hút bể phốt đã trực tiếp tham gia chữa cháy tại thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) khi một chiếc xe ô tô nhãn hiệu Ford Transit mang biển kiểm soát Hà Nội đang đỗ ven đường ngã ba Ngũ Chỉ Sơn - Thủ Dầu Một (thị trấn Sa Pa) bỗng dưng bốc cháy dữ dội, ngọn lửa lan cả sang những chiếc xe đỗ bên cạnh đã khiến dư luận xã hội chú ý những ngày qua. Trưa 6/8, trao đổi với PV, ông Lê Mạnh Hảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết, cấp huyện không có đội xe chữa cháy chuyên dụng.

Cũng theo ông Hảo, cấp huyện chỉ có đơn vị kinh doanh có điều kiện tập huấn phòng cháy chữa cháy và trang thiết bị cần thiết. Chính vì thế khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng công an địa phương đã dùng xe bồn hút nước từ hồ trung tâm Sa Pa để dập lửa.

Tin nhanh - Vì sao xe hút bể phốt được dùng chữa cháy ở Sa Pa?

Chiếc xe khách bùng cháy dữ dội khi đang đỗ ở lề đường. Ảnh: Phúc Trương.

Hơn nữa, khu vực xảy ra hỏa hoạn cách TP.Lào Cai khoảng 40km, để chiếc xe chở nước di chuyển qua đường đèo, dốc lên tới nơi cũng phải mất khoảng 2 tiếng đồng hồ.

"Trong trường hợp đó, nếu không xử lý nhanh, linh hoạt thì lửa có thể bén sang nhà dân hoặc các phương tiện khác", ông Hảo chia sẻ.

Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm (văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, việc chiếc xe đỗ bên đường bỗng dưng bốc cháy dữ dội, lan cả sang những chiếc xe đỗ bên cạnh là rất nguy hiểm, có nguy cơ gây thiệt hại đến nhà các hộ dân xung quanh.

Khi ô tô đang cháy trên đường, có thể 1 chiếc xe hút bể phốt đi qua thấy vậy đã nhanh chóng trực tiếp tham gia chữa cháy, dập lửa. Sau ít phút thì đám cháy được khống chế, thiệt hại được giảm đáng kể, một số xe bên cạnh chỉ bị lửa thiêu chảy nhựa.

Theo quan điểm của luật sư, xe hút bể phốt đã trực tiếp tham gia chữa cháy trong trường hợp này được coi là tình thế cấp thiết. Tình thế cấp thiết trong pháp luật hình sự nước ta là một trong các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại và trong pháp luật dân sự là tình tiết loại trừ trách nhiệm dân sự.

Điều 23, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình thế cấp thiết: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.

Theo quy định tại Điều 171, Bộ luật Dân sự 2015, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn”.

"Xét hành vi của xe hút bể phốt trước sự việc cháy nổ Ford Transit có nguy cơ gây thiệt hại cho những phương tiện bên cạnh và nhà dân, lực lượng chức năng đã xử lý dùng vòi phun vệ sinh dập đám cháy, ngăn ngừa không để lan sang là việc làm cần thiết. Vì đây là việc khẩn cấp trong điều kiện đám cháy nhanh và hoàn cảnh khách quan ở Sa Pa còn hạn chế nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ phòng cháy chữa cháy", luật sư Nguyễn Anh Thơm nhấn mạnh.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.