Tại Trung Hoa cổ đại, cổ nhân vì tin vào quan niệm "trần sao âm vậy" nên người xưa rất coi trọng việc an táng, vua chúa thường cất công xây cho mình một nơi an nghỉ bề thế với nhiều đồ vật tùy táng có giá trị.
Tuy nhiên, có 1 vị thái hậu đứng trên đỉnh cao 40 năm nhưng khi qua đời không nơi an táng. Nhân vật hy hữu này chính là Hiếu Trang thái hoàng thái hậu – một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của vương triều Mãn Thanh trong lịch sử Trung Hoa.
Hiếu Trang thái hoàng thái hậu vốn được biết đến là người vô cùng quý mến Khang Hi, khi bà qua đời, vua lại không cho bà được hạ táng, chính điều này khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Hiếu Trang thái hoàng thái hậu (1613 – 1688) hay thường gọi là Hiếu Trang thái hậu. Bà xuất thân trong gia tộc Mông Cổ cao quý mang dòng dõi trực hệ của em trai Thành Cát Tư Hãn. Bà là phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, thân mẫu của vua Thuận Trị và là tổ mẫu của Khang Hi đế.
Hiếu Trang thái hoàng thái hậu được biết đến là người phụ nữ túc trí đa mưu, bản lĩnh thuộc hành xuất chúng trong triều. Bà cũng được sử sách tôn vinh là nhân vật có sức ảnh hưởng và có đóng góp to lớn trong việc ổn định nội bộ Thanh triều trong buổi đầu lập quốc, đồng thời còn đặt nền tảng vững chắc để Khang Hi mở ra một thời đại thịnh trị nổi tiếng là "Khang – Càn thịnh thế" sau này.
Điều đặc biệt khiến hậu thế ca ngợi bà chính là việc Hiếu Trang thái hoàng thái hậu không tham lam quyền lực, bà không bao giờ có ý định chiếm quyền nhiếp chính mà âm thầm đứng phía sau giúp nhà vua cân bằng các thế lực trong triều.
Trước lúc Hiếu Trang thái hoàng thái hậu đã để lại một di ngôn có nhiều điểm nghi vấn. Và chính di nguyện ấy đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến thi thể của bà không được chôn cất trong suốt 37 năm.
Giả thiết này cũng không phải không có cơ sở, bởi theo chính sử Thanh triều, trước lúc Hiếu Trang qua đời, bà đã để lại dặn dò người cháu Khang Hi của mình với nội dung như sau: "Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta đã dành trọn cho hai cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi".
Một đời lo cho xã tắc, đến lúc gần đất xa trời Hiếu Trang thái hoàng thái hậu không muốn kinh động đến Thái Tông mà chỉ muốn được an táng gần Hiếu lăng – tức nơi an nghỉ của con trai là Hoàng đế Thuận Trị.
Tháng 12 năm Khang Hi thứ 26 (1867), Hiếu Trang thái hoàng thái hậu qua đời. Tương truyền rằng sau khi tổ mẫu băng hà, vua Khang Hi vì quá đau khổ mà đã khóc lóc liên tục nhiều ngày, thậm chí có lúc còn thổ huyết đến mức ngất xỉu.
Khi thái hậu qua đời nhưng điều kỳ lạ là thể của bà vẫn được đặt tại Từ Ninh Cung trong suốt nhiều tuần lễ, còn nhà vua sau đó liên tục tới đây thủ tang ngay cả trong những dịp lễ tết.
Tháng Giêng năm sau ấy, di thể của Thái hoàng Thái hậu được dời đến Tấn cung. Tháng 4 cùng năm, Khang Hi lại tự mình hộ tống quan tài của Hiếu Trang, đưa di thể bà tới đặt tại Tạm An Phụng điện gần với Hiếu Lăng của Thuận Trị đế.
Sau cùng, ông đã quyết định lập nên một tòa "Tạm An Phụng điện" và đặt linh cữu của Thái hoàng Thái hậu ở đó. Để xây dựng nên tòa điện này, Khang Hi đã cất công hủy bỏ 5 gian phòng phía đông Từ Ninh cung và đem toàn bộ kiến trúc ở đó "sao chép" đến Tạm An Phụng điện. Tuy nhiên đây cũng chỉ có thể xem như một nơi tạm đặt linh cữu, còn di thể của Hiếu Trang thực chất vẫn chưa có lăng tẩm để an táng đàng hoàng.
Chính di ngôn của Hiếu Trang thái hoàng thái hậu khiến vua Khang Hi đau đầu suy nghĩ bởi theo phép tắc Đại Thanh, khi hoàng hậu hay thái hậu qua đời đều phải được hợp táng chung mộ với chồng mình, không được phép xây dựng lăng mộ hay tẩm điện độc lập.
Tuy nhiên, đến thời vua Ung Chính, đây là vị vua đã bỏ qua quy tắc, hạ chiếu xây dựng Chiêu Tây Lăng, coi đó là lăng tẩm riêng để an táng Thái hoàng Thái hậu nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành thân của Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực.
Cuối cùng Hiếu Trang thái hoàng thái hậu cũng trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đại Thanh được xây dựng lăng tẩm một cách độc lập.
Nguyên Anh (Tổng hợp)