Đậm đà hương vị Việt
Ẩm thực Việt thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để có được những món ăn ngon và lành. Gia vị là một cấu thành rất quan trọng để tạo ra những món ăn thơm ngon, an toàn.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, việc pha trộn gia vị trong ẩm thực Việt Nam có đặc trưng là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm: nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thì là, mùi tàu...; các gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non..., các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa... Các nguyên liệu tạo vị chua cho các món canh cũng rất đa dạng, bao gồm các loại rau quả có chất chua (quả tai chua, sấu, me, dọc, chanh, cà chua, dứa xanh,…), các loại lá (lá me, lá sấu…), dưa muối chua các loại hoặc các thực phẩm lên men khác (mẻ, bỗng rượu, dấm thanh…).
Những yếu tố về khí hậu thổ nhưỡng cũng như quá trinh chọn lọc giống lâu đời đã làm nên những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được cho các loại gia vị Việt như tỏi Lý Sơn, húng Đà Nẵng, tiêu Phú Quốc… Mỗi loại gia vị cũng có những lưu ý riêng khi thu hoạch, thời điểm thu hoạch, cách thu hoạch để đem lại những hiệu quả tốt nhất về mùi vị - một chuyên gia về gia vị của “3 Miền” cho biết.
Quả ngọt từ di sản
Kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong ẩm thực Việt, đem lại hương vị đậm đà độc đáo cho từng sản phẩm, là một nhân tố quan trọng giúp thương hiệu “3 Miền” liên tục tăng trưởng, củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường mì gói tại Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết, bất chấp sự chững lại của thị trường và sự canh tranh của các thương hiệu ngoại, nhãn hiệu “3 Miền” với hai dòng sản phẩm là “3 Miền” và “3 Miền GOLD” hiện vẫn đang liên tục tăng trưởng, tiếp tục chiếm giữ vị trí dẫn đầu với hơn 26% thị phần.
Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Thương mại, công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel: “Được sự ủng hộ của người tiêu dùng, mì 3 Miền đã liên tục tăng trưởng trong suốt mấy năm qua, trong khi thị trường mì chỉ tăng trưởng vài phần trăm, thậm chí tăng trưởng âm. Sự tăng trưởng của “3 Miền” đến từ việc nhãn hàng đã làm tốt đồng thời các yếu tố cơ bản của marketing: sản phẩm, giá bán, phát triển hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mại, đặc biệt là sản phẩm, chữ P đầu tiên trong 4P của Marketing (Products), khi đưa ra các sản phẩm hợp khẩu vị người tiêu dùng”.
“Hương vị của mì 3 Miền có vẻ như có một sự kết hợp rất cân bằng giữa các thành phần mùi vị, rau củ, thịt… tạo ra sự ngon miệng, không gây cảm giác ngán, mà lại rất gần gũi, thân thuộc", bạn Ngọc Anh, sinh viên ĐH KHXH & NV Hà Nội, một tín đồ trung thành của mì gói “phân tích”.
Được biết, các sản phẩm “3 Miền” của UNIBEN từ lâu cũng đã được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia, được cả nhiều thị trường “khó tính” chấp nhận. Bên cạnh mì gói, UNIBEN còn xuất khẩu phở ăn liền “đậm đà hương vị Việt”, mang tinh túy ẩm thực Việt, món Việt, hồn Việt vươn xa.
Cùng với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được tự động hóa gần như hoàn toàn, công nghệ sản xuất hiện đại và quy trình đảm bảo chất lương nghiêm ngặt, những công thức gia vị, kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong ẩm thực Việt, đem lại hương vị đậm đà độc đáo cho các sản phẩm đã giúp thương hiệu mì "3 Miền" liên tục tăng trưởng, giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường mì gói tại Việt Nam. |
Hoàng Nam