Clip cá chình điện hung dữ xé toang đầu bạch tuộc:
Đại chiến biển khơi vốn nguy hiểm và đáng sợ không kém gì những cuộc vật lộn ở trên cạn, không chỉ vậy ở dưới biển còn đáng sợ hơn nhiều lần bởi nơi đó tồn tại những sinh vật khủng khiếp.
Cá chình điện (lươn điện) sống ở vùng Amazon, với đặc trưng là các cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện với xung điện lên tới 700 volt.
Chúng phát hiện những con mồi xung quanh mình bằng xung điện nhỏ hơn.
Nhà khoa học James Collin đã ghi lại hình ảnh đại chiến kinh hoàng giữa cá chình điện và một con bạch tuộc dài 2m tại vùng vịnh thuộc California.
Một con cá chình điện có thể dài 2,4 m và nặng gần 23 kg, lớn hơn nhiều so với con bạch tuộc của chúng dưới nước.
Tiếp cận con mực, dòng điện với hiệu điện thế lên tới 650V được phóng ra khiến con bạch tuộc choáng váng. Chúng trốn vào các rặng san hô nhưng điều đó đã trở nên vô nghĩa khi dưới biển, cá chình quả thực như một "đại ca".
Nhà nghiên cứu Jason Gallant của đại học bang Michigan quan sát con cá chình và cho hay: "Loài cá điện thường biểu hiện gene giống nhau, có chức năng mã hóa các protein cấu trúc có thể cách điện đối với cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện.
Trên thực tế, chúng tôi chưa thực sự tìm ra nguyên nhân cá chình điện không chịu ảnh hưởng trước chính dòng điện chúng phóng đi".
Đ.M.A (Nguồn National Graphic)