Video: Chàng trai gan dạ tay không bắt 3 "thần rắn" hổ mang chúa quý hiếm trong đền ở Ấn Độ.
Tại một ngôi đền ở làng Kenduapada, quận Bhadrak, bang Odisha, người dân tập trung kín chật lối đi mặc dù không phải ngày lễ hay hội.
Họ đến để xem thần rắn! Tại góc đến, một con rắn hổ mang chúa dài 6m nặng gần 20kg đang bành cổ kiêu hãnh phì phun độc. Cứ mỗi một lần người dân đổ nước vào hang, sau đó lại thêm 1 con rắn hổ mang khủng bò lên.
Quá sợ hãi, mọi người không dám đến gần. Ngay lúc ấy, một chàng trai trạc 30 tuổi tiến đến, liên tục đổ nước vào hang độc và lôi ra 2 con rắn hổ mang cực đại màu vàng ánh.
Chàng trai cẩn thận đặt thần rắn "tọa" ngay ngắn ở chính điện, những người dân xung quanh liên tục khấn bái bởi họ cho rằng sự hiện diện của những con rắn hổ mây này chính là hóa thân của thần.
Cảm thấy có điều không lành, anh quay lại lần nữa, tiếp tục bới đất và giật mình khi nhìn thấy một con rắn hổ mang khác chui lên từ khe nứt.
Hình ảnh 3 con rắn hổ mang to lớn nằm cạnh nhau khiến nhiều người rùng mình.
Điều kì lạ là cả 3 con rắn không hề có ý định tấn công chàng trai dũng cảm kia. Sau đó, chàng trai cẩn thận đưa 3 con hổ mang vào 3 chiếc chai nhựa để đêm về trung tâm bảo vệ động vật.
Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới, vết cắn của nó có thể giết chết người sau 30 phút nếu không được điều trị.
Nọc độc của hổ mang chúa vô cùng kinh khủng. Một cú đớp của hổ mang chúa sẽ cướp mạng con voi nặng vài tấn. Lượng nọc độc trong cơ thể hổ mang chúa đủ giết vài chục người trưởng thành.
Tuy nhiên, rất ít trường hợp ghi nhận hổ chúa cắn chết người ở Western Ghats, bởi đánh giá khách quan, rắn hổ mang chúa không tấn ông con người trừ khi con người có ý đồ xấu với chúng.
Rắn hổ mang chúa là một loài động vật khá nhút nhát, chúng thường tìm cách lẩn trốn, tránh đối đầu khi bị quấy rầy.
Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích liên tục thì chúng sẽ trở nên hung dữ. Hổ mang chúa sẽ nâng cao phần đầu, phình to mang và phát ra những tiếng rít để cảnh bảo đối thủ.
Phần lớn các cú đớp "doạ" của nó không có nọc độc, hoặc nó chỉ tiêm lượng nọc độc cực ít qua răng nanh, để đe dọa con người. Khi bị dồn vào đường cùng, nó mới nhả lượng nọc lớn. Loài rắn này có khả năng kiểm soát lượng nọc độc trong khi tấn công.
Mặc dù các nhà khoa học ở đây gắn thiết bị theo dõi vào những con hổ chúa khổng lồ, tuy nhiên, loà rắn vua này vẫn là một điều bí ẩn. Sự hiểu biết của con người về rắn hổ chúa gần như vẫn bằng không.
Hiện nay, rắn hổ mang chúa được liệt kê vào phụ lục II của công ước CITES, danh sách các loài bị đe dọa của IUCN.
Tại Ấn Độ, hổ mang chúa được đưa vào mục II của luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1972, nếu giết hại loài rắn này thì có thể bị cầm tù 6 năm.
Minh Anh (Nguồn Bradrak Naag)