Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis (loài cánh cụt thuộc họ cánh cứng). Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N) có độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc độc của rắn hổ mang chúa.
Kiến ba khoang thường sống ở ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng. Chúng xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và ưa thích ánh sáng đèn ban đêm. Kiến ba khoang thường tiết ra dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này.
Chất độc của kiến ba khoang khi tiếp xúc với da gây viêm da, gây bỏng rát như tạt axit. Bệnh nhân sau khi dính phải chất độc của kiến ba khoang có cảm giác bỏng rát tại chỗ, thương tổn trên diện rộng. mặc dù chúng có thể sản xuất ra chất kịch độc nhưng chúng lại không phải là loài chủ động đốt người và cũng không phải loài côn trùng truyền bệnh.
(Tổng hợp)