Vùng cực luôn được coi là một trong những nơi thách thức cuộc sống, với khí hậu khắc nghiệt và nguồn thức ăn ít ỏi, không phải loài động vật nào cũng có thể tồn tại trong môi trường này. Phần lớn các loài động vật vùng cực thường sinh sống ở các khu vực ven biển do số lượng cá dồi dào. Cũng chính do môi trường sống thuận lợi nên những loài động vật sống ở khu vực này luôn xảy ra những cuộc đụng độ tranh chấp căng thẳng.
Là một loài động vật ăn thịt nhỏ, sống đơn độc lại không biết bơi, những yếu tố này khiến cáo đỏ khó có thể cạnh tranh với các loài động vật to lớn như gấu Bắc cực hoặc đông đảo như chim cánh cụt nếu muốn sinh sống ở các khu ven biển. Vậy bằng cách nào loài cáo này vẫn duy trì được lượng protein dồi dào để cung ứng cho cơ thể mỗi ngày trong khi số lượng con mồi quá ít ỏi.
Cơ chế sinh tồn của loài động vật này nằm ở cách săn mồi vô cùng đặc biệt: Lao đầu xuống tuyết.
Thoạt nhìn, hành động này trông vô cùng ngốc nghếch, con cáo nhảy lên trời rồi cắm đầu xuống nền tuyết dày. Liệu đây có phải là một hành động dựa vào may mắn? Những con vật mong rằng đâu đó dưới nền tuyết kia sẽ là một con chuột béo bở nên cứ “nhảy đại” là sẽ bắt được?
Nghiên cứu hành vi này, các nhà khoa học khám phá ra những sự thật vô cùng ấn tượng về loài cáo đỏ. Điểm đầu tiên là hành động này hoàn toàn có chủ đích và không hề phụ thuộc vào vận may. Loài cáo sở hữu đôi tai rất thính, đây chính cơ quan phát hiện con mồi. Ngay khi bắt được tiếng động lạ dưới lớp tuyết sâu, con vật bắt đầu chuyến đi săn, truy lùng con mồi đang lẩn trốn dưới lớp tuyết.
Sau khi đã xác định vị trí con mồi, con cáo phải tìm cách tiếp cận thật nhẹ nhàng để không đánh động mục tiêu. Khi đã khoanh vùng được khu vực của con mồi, bước cuối cùng sẽ là tóm gọn nó bằng một cú phi thân thật chính xác.
Những cú phi thân này có độ chính xác lên tới 75%. Để đạt được độ chính xác cao như vậy thì hiển nhiên cú nhảy phải được tính toán từ trước. Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là loài cáo này định vị cú nhảy bằng từ trường Trái đất. Hành vi này của con vật tương tự như cách con người xác định mục tiêu và triển khai tên lửa vậy.
Các nghiên cứu cho thấy loài cáo đỏ lựa chọn địa bàn sinh sống và săn mồi dựa theo từ trường Trái đất. Qua quan sát, các nhà khoa học khẳng định những con cáo đi săn dọc trục Bắc sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều so với những cuộc đi săn ở các hướng khác.
Xem thêm >>> Video: Kangaroo một cước đạp ngã người đàn ông to lớn
Bá Di (Dịch)