Lăng mộ này được cho là của một vị vua từ thời Xuân Thu (770 - 746 trước Công Nguyên). Khu lăng mộ cổ 3.000 năm tuổi này nằm ở làng Lưu Gia Giai, Thiểm Tây, Trung Quốc. Nó được phát hiện nhờ phong trào tìm kiếm cổ vật từng nở rộ ở Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 210 ngôi mộ nằm rải rác ở 4 khu lăng mộ trong khu vực này. Rất nhiều tế vật đã được tìm thấy, bao gồm các đồ vật bằng kim loại quý và ngọc phỉ thúy.
Một bài tế với tựa “Vua của nhà Nhuệ” được khắc rất tỉ mỉ trên nhiều chiếc lư đồng khiến các nhà khoa học tin rằng ngôi mộ này thuộc về vua nhuệ và phu nhân. Nhuệ là một nước chư hầu dưới nhà Chu thuộc thời Xuân Thu. Nhà Chu có các quy định về cống, tế và an táng rất nghiêm ngặt. Dựa vào địa vị xã hội, có thể nhìn ra được lăng mộ của người đó khi khuất bóng.
Tại đây, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một vài nhạc cụ thời xưa, bao gồm 2 bộ chuông hòa âm trong phần mộ chính tại làng Lưu Gia Giai. Theo nghiên cứu, chỉ có những người có địa vị xã hội cao nhất mới được mai táng kèm nhạc cụ.
Những phần mộ và phòng tế được xây dựng vuông thành sắc cạnh.Nhìn từ trên cao giống như thành quách mới được xây dựng bằng công hiện đại chứ không phải được xây dựng từ 3.000 năm về trước.
(Tổng hợp)