Video: Màn dội bão lửa của hỏa lực “mưa thép” Mỹ

Video: Màn dội bão lửa của hỏa lực “mưa thép” Mỹ

Trương Công Hiếu

Trương Công Hiếu

Thứ 6, 12/07/2019 12:39

Hệ thống pháo phản lực “mưa thép” M142 HIMARS được Mỹ mang tới Australia và tiến hành tập trận chung với lực lượng quân đội nước này.

image

Màn dội bão lửa của hỏa lực “mưa thép” Mỹ

Theo Sputnik, vào cuối tuần trước, 3 hệ thống hỏa lực M142 HIMARS đã được thủy quân lục chiến Mỹ mang tới Queensland, Australia từ điểm đồn trú tại Okinawa, Nhật Bản. Quân đội Mỹ còn với quân đội Australia đã tiến hành tập trận Talisman Sabre 2019, với sự tham gia của 34.000 người. Cuộc tập trận này dự kiến kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8.

Trong hoạt động diễn tập tuần trước, Mỹ thực hiện bài tập Chiến thuật xâm nhập chớp nhoáng bằng HIMARS (HIRAIN). Đây được xem như một trong những bài tập phức tạp nhất trong quân đội Mỹ nhưng lại mang lại hiệu quả cao khi thực chiến.

Theo Dân trí, HIRAIN về mặt bản chất là một cuộc đột kích bằng pháo, đặc biệt sử dụng một máy bay. HIMARS có nhiệm vụ tấn công chính xác bằng rocket và tên lửa thông qua một nền tảng được trang bị phần mềm Hot Panel.

Phần mềm này cho phép HIMARS có khả năng tích hợp lên máy bay, di chuyển tới một khoảng cách xa mà vẫn duy trì tín hiệu định vị GPS rồi thực hiện tấn công mục tiêu. Sau khi tấn công, các hệ thống phóng hỏa lực sẽ được di chuyển tới mục tiêu khác chờ lệnh.

Mới- nóng - Video: Màn dội bão lửa của hỏa lực “mưa thép” Mỹ

M142 HIMARS là sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Lockheed Martin và BAE Systems.

HIRAIN cho phép Mỹ thiết lập một trận địa pháo tầm xa, cơ động nhằm vào đối thủ trong thời gian ngắn, tấn công bất ngờ rồi biến mất nhanh chóng.

Theo thủy quân lục chiến Mỹ, bài tập hồi tuần trước đã sử dụng máy bay vận tải C-130J. Máy bay này đã trực tiếp mang HIMARS từ Okinawa tới Queensland ngay giữa cuộc tập kích giả định. 

Đây là cuộc tập trận bắn đạn thật nhưng sử dụng hỏa lực đã giảm tầm tấn công. Mặc dù vậy, hiệu quả của bài tập vẫn rất ấn tượng

“Mưa thép” M142 HIMARS là sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Lockheed Martin và BAE Systems, có khả năng phóng pháo phản lực và tên lửa hành trình chiến lược với tầm tấn công 480km.

(Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.