Clip sinh vật ma có hình thù kinh dị dưới đáy đại dương:
Clip ẩn đã ghi lại hình ảnh một "yêu quái" đúng nghĩa nằm cách mặt biển 600m gần Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea (Hoa Kỳ), khiến các nhà khoa học lại một lần nữa đau đầu tìm lời giải.
Chúng có khả năng phóng điện như lươn biển nhưng lại sở hữu chiếc đầu kì quái có phần rùng rợn.
Sau khi vào cuộc phân tích, các nhà khoa học kết luận, sinh vật lạ ấy chính là cá chình bồ nông có tên khoa học là "Eurypharynx pelecanoides".
Sống ở một môi trường biệt lập cho nên việc con người bắt gặp cá chình bồ nông rất hiếm khi xảy ra. Chúng những đặc điểm hết sức đặc trưng của các loài sinh vật ở biển sâu.
Để săn mồi, cá chình bồ nông sử dụng chất phát quang sinh học ở phần đuôi để tạo ra những "bóng đèn" màu hồng nhằm thu hút các sinh vật nhỏ.
Khi con mồi đến gần, cá chình bồ nông ngay lập tức há rộng chiếc miệng khổng lồ của mình để đớp trọn.
Sở dĩ được đặt tên theo một loài chim bởi những con cá chình này có khả năng hút nước và bơm phồng cơ thể tương tự như chiếc mỏ đặc biệt của loài bồ nông.
Tuy nhiên, so với loài chim biển thì loài cá chình biển sau này có khả năng thay hình đổi dạng ấn tượng hơn nhiều nhờ sở hữu lớp da siêu đàn hồi.
Được biết, việc thay hình đổi dạng là một tập tính phòng ngự của loài cá khi gặp nguy hiểm. Con cá đã phát hiện chiếc camera từ trước đó và bơm phồng cơ thể lên để de dọa kẻ đang tiếp cận mình.
Sau khi nhận thấy vật lạ không có vẻ gì là nguy hiểm, con vật trở lại hình dạng bình thường và bơi đi.
Đoàn Thanh (Tổng hợp)