Các nhà khoa học vừa rồi đã phục dựng hình ảnh chính xác của một loài cua cổ đại (với tên khoa học là Callichimaera perplexa) gây xôn xao dư luận. Đây có thể là loài cua kỳ lạ nhất từng sinh sống trên trái đất.
Thông thường, các sinh vật sống ở thời cổ đại thường có vẻ ngoài to lớn, đồ sộ nhưng loài cua này lại chỉ sở hữu một đôi mắt rất lớn, vẻ ngoài của nó thoạt nhìn qua vô cùng đáng yêu.
Được biết, vào năm 2005, nhà cổ sinh vật học Javier Luque thuộc Đại học Yale, Mỹ đã phát hiện ra hóa thạch của loài cua cổ đại này ở Colombia. Sau đó, các nhà khoa học cũng tìm được mẫu hóa thạch của loài ở bang Utah, Mỹ và Morocco, châu Phi.
Theo tìm hiểu, cua cổ đại Callichimaera perplexa sống vào cuối kỷ nguyên khủng long - thời kỳ kỷ Phấn trắng, khoảng 95 triệu năm trước. Nó có đôi mắt to đặc biệt, vỏ giống như tôm hùm, móng vuốt như ếch và hình dạng chân đâm tủa, khấc tròn hình mái chèo như một loại bọ cạp cổ đại.
Loài của cổ đại đã tuyệt chủng này là loài hợp thể, kết hợp giữa các đặc điểm của cua cổ đại, cua hiện tại và các động vật giáp xác khác.
(PV/ Theo Washington Post)