Rết là loài động vật thân đốt, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết rất đa dạng, từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Số cặp chân rết luôn là số lẻ, ví dụ nó có thể có 15 hoặc 17 cặp chân (30 hoặc 34 chiếc chân) nhưng không bao giờ có 16 cặp chân (32 chân). Một đặc điểm dễ nhận thấy của rết là cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc vào kẻ thù, được hình thành từ một cặp phần phụ miệng. Hầu hết các loài rết là động vật ăn thịt.
Con mồi của rết có thể là những loài côn trùng nhỏ đến những kẻ địch to lớn như chuột hay chim, rắn. Tuy nhiên loài này phải dè chừng khi gặp phải những kẻ máu lạnh như thằn lằn hay tắc kè.
Loài bò sát sở hữu vẻ ngoài trơ như tượng, không để lộ cảm xúc khiến con rết không thể đe dọa hay xua đuổi. Việc tấn công cũng không phải chuyện dễ dàng với con rết, tắc kè hoa tuy đứng im bất động nhưng phản ứng rất nhanh, chúng có thể dễ dàng né tránh những nhát cắn phủ đầu của con rết sau đó phản công chớp nhoáng, đoạt mạng kẻ địch
Trong đoạn video, con tắc kè hoa kết thúc trận chiến với con rết khổng lồ bằng cách vòng ra sau và nuốt chửng kẻ địch. Do toàn bộ nọc độc của con rết nằm ở đầu nên khi kẻ địch tấn công từ phía sau thì hoàn toàn bất lực. Một lợi thế khác của tắc kè là khả năng kháng độc vượt trội giúp chúng miễn nhiễm với các nhát cắn của rết, thậm chí rắn độc.
Tuy rằng chiến thắng nhưng con tắc kè vẫn gặp khó khăn khi ăn thịt bởi con mồi có kích thước quá to. Phải mất đến 5 phút con tắc kè mới có thể nuốt chửng toàn bộ con rết khổng lồ. Sau khi đánh chén no nê, con thằn lằn nhanh chóng bò về tổ.
Xem thêm >>> Video: Rái cá khổng lồ hợp lực đánh đuổi cá sấu Caiman
Bá Di