Quan chức bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi đã phát hiện ra con tê giác mẹ đang bị thương ở chân, các bác sĩ thú y đã được điều động để tiếp cận và tìm cách chữa trị cho tê giác mẹ.
Tê giác mẹ bị trật ngón chân không thể di chuyển. Tê giác con lại tỏ ra lo lắng khi các bác sĩ thú y đến gần mẹ của nó. Nó quyết định dùng mũi để tấn công vị bác sĩ này.
Tê giác là những loài động vật có vú móng guốc lẻ trong họ Rhinocerotidae. Trong 5 loài còn sinh tồn, hai loài sinh sống ở Châu Phi và ba loài sinh sống ở Nam Á. Thuật ngữ "tê giác" thường được áp dụng rộng rãi hơn cho các loài hiện nay đã tuyệt chủng trong siêu họ Rhocerotoidea.
Các thành viên của họ Tê giác là một trong những động vật trên cạn lớn nhất, với tất cả các loài có thể đạt đến hoặc hơn trọng lượng một tấn. Chúng ăn thực vật, có bộ não nhỏ (400 đến 600gr), có một hoặc hai sừng và lớp da bảo vệ dày (1,5 đến 5cm) được hình thành từ các lớp collagen nằm trong cấu trúc mạng tinh thể.
Tê giác thường ăn cỏ và lá cây, mặc dù khả năng lên men thức ăn trong ruột già của chúng cho phép chúng ăn các loại thực vật có sợi hơn khi cần thiết. Không giống như các động vật móng guốc lẻ khác, hai loài tê giác ở châu Phi thiếu răng ở phía trước miệng, thay vào đó, chúng dựa vào môi để nhổ thức ăn.
Công Hiếu (t/h)