Clip thợ lặn xoa đầu sinh vật lạ giống con rồng trong truyền thuyết:
Đại dương sâu thắm luôn khiến các nhà khoa học bất ngờ mỗi lần khám phá.
Một thợ lặn mới công bố đoạn clip xoa đầu một con rồng trong truyền thuyết dưới đáy biển. Liệu đoạn clip trên là thực hay dàn dựng?
Sinh vật có đôi mắt xanh khá bé mang màu của đại dương, trên đầu nó có 2 chiếc sừng nhỏ. Miệng của nó lớn hơi nhếch lên, môi khá dày, răng khá nhỏ và dày tạo thành những dải răng.
Nó không hề dung dữ mà trái lại vô cùng thân thiện mỗi khi anh chàng thợ lặn vuốt ve.
Theo tìm hiểu, sinh vật có ngoại hình giống con rồng ấy chính là Viper moray - một con lươn điện biển có chiếc đầu kỳ quái!
Cách đây 250 năm, cá chình điện được phát hiện khi chúng tập trung ở vùng phía Bắc Nam Mỹ, chủ yếu tại lưu vực sông Amazon và sông Orinoco, Peru.
Được biết, một con trưởng thành có thể dài 2,4m nặng khoảng 20kg. Điểm nguy hiểm chết người của loài vật này là khả năng phóng điện tới 800 volt, thậm chí vượt trên 1.000 volt và cường độ là 1 Ampe.
Một cá thể dài 1,8m có khoảng 6000 tế bào cơ cùng nhau tích tụ tạo nên nguồn điện 600V, gấp 5 lần tiêu chuẩn độ mạnh dòng điện thông thường tại Mỹ và trên hầu hết thế giới.
Khi phóng điện, cá chình sẽ uốn lượn thân để tránh nguồn điện phóng vào tim, tuy nhiên cũng có lúc loài cá này "tự sát" khi hoảng loạn và stress.
Dù các nhà khoa học vẫn không rõ cơ chế tại sao lươn điện có thể tác động nguồn điện đó như một vũ khí đối với các con mồi mà không tự gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, nhưng đã có nhiều ý kiến nổi lên giải thích cho hiện tượng đó.
Quan điểm nổi bật nhất là nó thực sự có thể cảm thấy cú sốc điện tương tự, nhưng khả năng đề kháng và điện trở cơ thể đặc biệt cho phép nó không lo đi quá giới hạn để tự giết chính mình.
Quả là khi cầm trong tay một vũ khí lợi hại, bạn cũng nắm giữ một trách nhiệm rất lớn!
Đoàn Thanh (Tổng hợp)