Việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính là rất cần thiết!

Việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính là rất cần thiết!

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 2, 10/09/2018 11:00

Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Thị Kim Thanh đã có những trao đổi với PV báo Người Đưa Tin liên quan đến tầm quan trọng của Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính.

Mới đây, trung tâm tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế HIV/AIDS (trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam) tổ chức hội thảo Tham vấn về một số quy định của Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính. Để hiểu rõ hơn về tình cấp thiết của Dự thảo luật này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.

Chuyển giới tính, bị bố đẻ kỳ thị là “đồ Pê-Đê”, cầm gậy đánh

Cô nàng chuyển giới xứ Nghệ lần đầu hé lộ góc khuất khi phát hiện giới tính thật

Tiết lộ hành trình chuyển giới đẫm nước mắt của chàng trai đất Cảng

Gia đình - Việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính là rất cần thiết!

Việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính là rất cần thiết (Ảnh minh họa).

PV: Xin bà đánh giá về tầm quan trọng của việc ra đời Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính hiện nay?

Bà Lê Thị Kim Thanh: Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực từ 1/1/2014). Một trong những điểm nổi bật của Hiến pháp năm 2013 đó là sự công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và để thực hiện Hiến pháp, ngày 24/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), theo đó quyền chuyển đổi giới tính được công nhận.

Điều 37 của Bộ luật Dân sự quy định: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Đây được xem là một bước tiến quan trọng, trong đó có sự thay đổi tư duy công nhận quyền của nhóm người chiếm số lượng không lớn trong xã hội và được điều chỉnh bằng luật. Quy định đó cũng là thể hiện tinh thần Hiến pháp năm 2013 tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Từ vấn đề đã nêu trên cho thấy, quyền được chuyển đổi giới tính đã được công nhận và cho phép nhưng việc thực hiện phải theo quy định của luật. Do vậy, việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.

Nếu luật Chuyển đổi giới tính chậm được ban hành thì việc chuyển đổi giới tính chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện tại Việt Nam và như vậy quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự chưa được thực hiện mặc dù Bộ luật này được ban hành từ năm 2015.

Người có nhu cầu chuyển đổi giới tính không thể thực hiện một cách công khai tại Việt Nam. Nếu họ vẫn phải làm chui tại Việt Nam thì không đảm bảo an toàn sức khỏe, nếu vẫn phải tiếp tục ra nước ngoài thì chi phí đi lại và chi phí phẫu thuật quá cao không thể đáp ứng được.

Gia đình - Việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính là rất cần thiết! (Hình 2).

Người có nhu cầu chuyển đổi giới tính không thể thực hiện một cách công khai tại Việt Nam (Ảnh minh họa).

PV: Được biết, một trong những nhiệm vụ, hoạt động quan trọng là tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho mọi tầng lớp nhân dân, Hội Luật Gia Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể như thế nào đối với Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính?

Bà Lê Thị Kim Thanh: Với chức năng tư vấn giám định và phản biện xã hội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo để có điều kiện tham gia trực tiếp và cử đại diện tham gia trong quá trình Dự thảo luật về cấu trúc của luật, nội dung và các điều khoản cụ thể của luật, đặc biệt là các vấn đề sau: Điều kiện để cá nhân đề nghị được chuyển đổi giới tính, điều kiện để một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, việc công nhận người đã chuyển đổi giới tính sau khi đã thực hiện các biện pháp can thiệp y học và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo quyền của người chuyển đổi giới tính…

PV: Hội Luật gia Việt Nam sẽ có những chương trình cụ thể nào trong việc tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người chuyển đổi giới tính trong thời gian tới?

Bà Lê Thị Kim Thanh: Về trợ giúp pháp lý cho người chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính chưa được quy định là đối tượng được trợ giúp pháp lý trong luật Trợ giúp pháp lý. Do vậy, khi luật Chuyển đổi giới tính được ban hành và có hiệu lực pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam sẽ yêu cầu Hội Luật gia các tỉnh tư vấn miễn phí và trợ giúp pháp lý cho người chuyển đổi giới tính khi họ có yêu cầu.

Hiện tại trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam đã và đang thực hiện tư vấn miễn phí và trợ giúp pháp lý cho người chuyển đổi giới tính thông qua số điện thoại: 18001029.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.