Việc giải ngân vốn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều chậm

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 30/10/2023 | 10:07
0
Theo Đoàn giám sát, việc lần đầu tiên thực hiện cơ chế, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia nên không tránh khỏi lúng túng về tổ chức thực hiện.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội dành cả ngày 30/10 cho hoạt động giám sát tối cao.

Nội dung giám sát là việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Trình bày báo cáo tóm tắt, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình nông thôn mới) giai đoạn 2021-2025, được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25 ngày 28/7/2021, có tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng.

Kết quả giám sát cho thấy, tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới.

19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 5 tỉnh hoàn thành chương trình nông thôn mới). Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã; có 2 tiêu chí đã vượt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 (tiêu chí số 14 về Giáo dục và đào tạo và tiêu chí số 16 về Văn hóa), 8 tiêu chí đánh giá là gần đạt được mục tiêu.

Đối thoại - Việc giải ngân vốn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều chậm

Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội trình bày báo cáo (Ảnh: Quochoi.vn).

Đoàn giám sát cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập, như hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương còn nhiều, ban hành chậm, chưa đồng bộ, còn có vướng mắc nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Kết quả giám sát cũng cho thấy, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương phân bổ chậm, tỉ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

Về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình giảm nghèo), đoàn giám sát cho biết, nội dung này được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24 có tổng vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu về giảm nghèo cao hơn so với các giai đoạn trước, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững nhưng địa bàn, đối tượng thực hiện chương trình lại tập trung vào các “lõi nghèo” khó khăn nhất của cả nước.

Kết quả, năm 2021, tỉ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo là nỗ lực được ghi nhận.

Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỉ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng XIII, nghị quyết 24 của Quốc hội.

Tuy nhiên việc phân bổ ngân sách Trung ương còn chậm; giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2022 (đến 31/1/2023) đạt 35,63% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 45% kế hoạch; vốn sự nghiệp đạt 6,39% kế hoạch).

Đối thoại - Việc giải ngân vốn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều chậm (Hình 2).

 Quốc hội dành cả ngày 30/10 cho hoạt động giám sát tối cao (Ảnh: Quochoi.vn).

Với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/ ngày 19/6/2020, có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỷ đồng.

Kết quả, đến tháng 6/2023, vốn ngân sách Trung ương đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành... Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo báo cáo của Chính phủ, tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao; nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế - xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu của chương trình.

Đáng lưu ý, kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến tháng 6/2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn. Giải ngân vốn sự nghiệp năm 2022 đạt 5,2%, năm 2023 (đến 30/6) giải ngân được 3,9% kế hoạch năm. Do đó, chương trình khó có thể hoàn thành mục tiêu giải ngân đến hết năm 2025.

Theo báo cáo, chương trình đến nay đã đạt, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song trên thực tế đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm. Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng.

Khả năng đạt mức thu nhập bình quân tăng 2 lần so với năm 2020, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2025 ở vùng dân tộc thiểu số theo mục tiêu rất khó khăn.

Còn lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Chỉ ra nguyên nhân, Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, việc lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các nguyên tắc đổi mới của Quốc hội... nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Thêm vào đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ.

Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm

Thứ 4, 25/10/2023 | 15:22
Chiều 25/10, kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được công bố tại hội trường Diên Hồng, Hà Nội.

Đề xuất cơ chế đặc thù đẩy tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ 6, 13/10/2023 | 14:40
Trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết tiến độ phân bổ, sử dụng nguồn lực tại Trung ương, các cấp địa phương còn chậm.

Chương trình mục tiêu quốc gia chậm, Ủy ban Dân tộc nhận trách nhiệm

Thứ 4, 07/06/2023 | 09:35
Sáng 7/6, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội dành 60 phút để tiếp tục chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.
Cùng tác giả

Vụ Phúc Sơn: Thu giữ trên 300 tỷ đồng, 500 lượng vàng, hơn 1.000 sổ đỏ

Thứ 7, 01/06/2024 | 16:37
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, Bộ Công an đang mở rộng điều tra, thu hồi tài sản bị thất thoát cho Nhà nước xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Livestream bán hàng với doanh thu hàng tỷ đồng: Quản lý thuế thế nào?

Thứ 7, 01/06/2024 | 16:36
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, tổng số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát hiện này là 31.570 trường hợp.

Quyết toán NSNN năm 2022: Khoanh nợ với gần 705.000 người nộp thuế

Thứ 5, 30/05/2024 | 16:17
Kiểm toán Nhà nước đánh giá, việc khoanh, xóa nợ tiền thuế theo Nghị quyết 94 còn chưa phù hợp, do đó kiến nghị cơ quan thuế, hải quan rà soát xử lý theo quy định.

Bé trai 5 tuổi tử vong trên xe: Sự tắc trách của người lớn là tội ác

Thứ 5, 30/05/2024 | 11:54
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh, tất cả người lớn - những người có mặt trong trường hợp cháu bé 5 tuổi bị tử vong trên xe ôtô ở Thái Bình đều có lỗi.

3 luật mới về bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8 thay vì 1/7/2024

Thứ 5, 30/05/2024 | 11:24
Quốc hội chính thức xem xét cho các Luật Đất đai, Kinh doanh BĐS và Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 - sớm hơn 5 tháng so với thời điểm các luật này được thông qua.
Cùng chuyên mục

Thí điểm Khu thương mại tự do ở Đà Nẵng: “Vừa làm vừa rút kinh nghiệm”

Thứ 6, 31/05/2024 | 10:14
Việc thành lập Khu thương mại tự do thí điểm tại Đà Nẵng là mô hình mới ở Việt Nam, tuy nhiên, đây là mô hình được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó Chủ tịch

Thứ 6, 31/05/2024 | 09:14
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển Nghệ An nhanh và bền vững.

Bé trai 5 tuổi tử vong trên xe: Sự tắc trách của người lớn là tội ác

Thứ 5, 30/05/2024 | 11:54
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh, tất cả người lớn - những người có mặt trong trường hợp cháu bé 5 tuổi bị tử vong trên xe ôtô ở Thái Bình đều có lỗi.

Trình Quốc hội giám sát tối cao về phát triển nhân lực chất lượng cao

Thứ 5, 30/05/2024 | 10:16
Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, nhất là nhân lực chất lượng cao là 2 nội dung giám sát trình Quốc hội.

Bệnh viện tuyến huyện như "đang bơi mà không có phao cứu sinh"

Thứ 4, 29/05/2024 | 18:52
Theo ông Nguyễn Lân Hiếu, bệnh viện tuyến huyện hiện đang quản lý số lượng bệnh nhân lớn, cũng là nơi hệ thống y tế xuống cấp nhiều nhất cả con người và vật chất.
     
Nổi bật trong ngày

Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó Chủ tịch

Thứ 6, 31/05/2024 | 09:14
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển Nghệ An nhanh và bền vững.

Thí điểm Khu thương mại tự do ở Đà Nẵng: “Vừa làm vừa rút kinh nghiệm”

Thứ 6, 31/05/2024 | 10:14
Việc thành lập Khu thương mại tự do thí điểm tại Đà Nẵng là mô hình mới ở Việt Nam, tuy nhiên, đây là mô hình được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới.