Cách nhận biết viêm xoang mạn tính
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: ngạt tắc mũi, chảy dịch từ xoang ra mũi và xuống họng, tăng áp lực nội xoang gây đau mặt, tức nặng mặt và đau đầu. Do bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám cẩn thận, thậm chí là thường tự điều trị vì nhầm lẫn với các triệu chứng của cảm lạnh.
Viêm xoang mạn tính (VXMT) được xác định khi bệnh kéo dài trên 8 tuần; khi viêm xoang cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, hoặc tình trạng bệnh kéo dài thêm nhiều tháng, bệnh dai dẳng nhiều đợt thì được kết luận là VXMT.
Viêm xoang mạn tính khó nhưng vẫn có thể chữa khỏi được
Các bác sỹ chuyên khoa nhận định: VXMT rất khó để điều trị, bởi xoang mũi gồm rất nhiều hốc rỗng lại có cấu tạo phức tạp nên khi bị viêm, dịch mủ sẽ tích tụ trong hầu hết các ngăn nhỏ khiến việc đào thải toàn bộ dịch mủ ra ngoài được xem là… bất khả thi. VXMT vì thế cũng khó chữa khỏi được.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy: Vẫn có thể chữa khỏi VXMT vì đây là bệnh liên quan chặt chẽ tới sự tổn thương không hồi phục của niêm mạc xoang. Do đó, chỉ cần chú trọng loại bỏ dịch mủ ra ngoài và phục hồi niêm mạc xoang theo cơ chế “bài nùng sinh cơ” thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Làm gì để chữa khỏi viêm xoang mạn tính?
- Dùng đúng thuốc, đủ liệu trình
Rất nhiều bệnh nhân viêm xoang dù là dùng kháng sinh hay dùng thuốc thảo dược trong điều trị dài ngày đều mắc chung 1 thói quen mà thực chất đó là sai lầm – “tự ý dừng thuốc ngay khi thấy đỡ bệnh”. Trong khi đó, để chữa khỏi viêm xoang, bệnh nhân buộc phải thực hiện đúng 2 nguyên tắc: uống đúng liều và uống đủ liệu trình.
Việc tự ý uống giảm liều, tăng liều, hoặc gộp liều (do quên uống); hoặc uống chưa đủ thời gian khuyến cáo (ví dụ bác sỹ kê đơn 7 ngày kháng sinh nhưng lại chỉ uống hết ngày thứ 5, khi bệnh nhân thấy đỡ đã dừng; hoặc phải uống thuốc thảo dược liệu trình 3 tháng lại chỉ uống trong 2 tháng…). Cả 2 cách này đều không mang lại hiệu quả điều trị, chưa kể còn gây hậu quả nghiêm trọng và tăng chi phí.
- Rửa mũi đúng cách
Mũi luôn tiết ra dịch. Chất nhầy từ các xoang chảy tới mũi cũng chứa dịch. Khi bị kích thích bởi một yếu tố (lạnh – ấm, hơi khí, bụi…), mũi và xoang sẽ tiết ra nhiều dịch đặc hơn, gây ứ đọng.
Để loại bỏ, chỉ cần rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ngày 3-5 lần vì nước muối có tác dụng làm sạch chất nhầy, giảm nghẹt mũi, giúp loại bỏ các chất gây dị ứng, chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh. Sau 1 thời gian ngắn bạn sẽ thấy mũi thông thoáng và không còn viêm.
- Phối hợp “trong uống – ngoài xịt”
Kết quả thực tế từ những đợt điều trị viêm xoang có sự kết hợp đồng thời giữa dạng viên uống thảo dược và thuốc thảo dược dạng xịt cho thấy: Các tác dụng chống viêm, tiêu thũng, bài nùng tăng gấp 2 – 3 lần so với chỉ uống hoặc xịt đơn lẻ; Vì thế, bạn có thể áp dụng phương pháp này để tận gốc và rút ngắn thời gian điều trị.
Hiện trên thị trường mới đang chỉ có duy nhất một bộ sản phẩm thuốc thảo dược đặc trị viêm xoang, có công thức từ Tân Di, Bạch Chỉ (dạng viên uống), Thương Nhĩ Tử, Hoa Ngũ Sắc (dạng xịt)… theo cơ chế “bài nùng sinh cơ” – tiêu diệt sưng viêm, đẩy dịch mủ ra ngoài sau đó tái tạo, phục hồi niêm mạc mũi.
Nhờ giảm nhanh các triệu chứng điển hình của viêm xoang mạnh tính như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm đau nhức vùng xoang rõ rệt chỉ sau 30 ngày điều trị (Kết quả khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng năm 2011) nên bộ đôi thuốc thảo dược này đã được Bộ Y Tế cho cấp phát điều trị tại các bệnh viện trên toàn quốc. Đây là giải pháp mang lại hiệu quả chữa khỏi, ổn định bệnh, không bị lại kể cả với viêm mũi xoang mạn tính.
Tuấn Anh