Việt Nam chi hơn 681 triệu USD nhập khẩu phân bón

Việt Nam chi hơn 681 triệu USD nhập khẩu phân bón

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 3, 25/06/2024 06:00

Trong 5 tháng đầu năm 2024, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,12 triệu tấn, trị giá trên 681,9 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024, nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 531.849 tấn, tương đương 176,64 triệu USD, tăng 7,4% về lượng, tăng 8,3% kim ngạch so với tháng 4/2024. So với tháng 5/2023 tăng mạnh 37,5% về lượng, tăng 43,8% kim ngạch và tăng 4,6% về giá.

Lũy kế, trong 5 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,12 triệu tấn, trị giá trên 681,9 triệu USD, giá trung bình đạt 321,4 USD/tấn, tăng 64,6% về khối lượng, tăng 48,8% về kim ngạch nhưng giảm 9,7% về giá so với 5 tháng đầu năm.

VTV đưa tin, cũng theo thống kê của ngành Hải quan, nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đơn cử, nhập từ thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 15,8% trong tổng lượng và chiếm 22,3% trong tổng kim ngạch, với 335.581 tấn, tương đương 152,28 triệu USD, giá trung bình 453,8 USD/tấn, tăng 453,6% về lượng, tăng 371,7% về kim ngạch nhưng giảm 14,8% về giá so với 5 tháng đầu năm 2023.

Bên cạnh đó, nhập khẩu phân bón từ thị trường Lào đạt 141.887 tấn, tương đương 37,61 triệu USD, tăng 66,6% về lượng, tăng 11,7% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm trên 6,7% trong tổng lượng và chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Riêng lượng nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong tháng 5/2024 giảm 3,4% về lượng, nhưng tăng 0,2% kim ngạch và tăng 3,7% về giá so với tháng 4/2024, đạt 186.366 tấn, tương đương 63,24 triệu USD, giá 339,3 USD/tấn; so với tháng 5/2023 tăng 21,6% về lượng, tăng 45,3% kim ngạch và tăng 19,5% về giá.

Ở chiều ngược lại, báo Kiểm toán dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 721.920 tấn phân bón các loại, tương đương 293,91 triệu USD, giá trung bình 407,1 USD/tấn, tăng 4,3% về khối lượng, tăng 1,7% về kim ngạch nhưng giảm 2,5% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng tháng 5/2024, xuất khẩu 97.310 tấn phân bón các loại đạt 41,41 triệu USD, giá 425,5 USD/tấn, giảm 21,4% về khối lượng, giảm 6,1% kim ngạch nhưng tăng 19,5% về giá so với tháng 4/2024. So với tháng 5/2023 thì giảm 37,2% về lượng, giảm 27,2% kim ngạch nhưng tăng 15,9% về giá.

5 tháng đầu năm, lượng phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, chiếm 26%, đạt 188.792 tấn, tương đương 76,48 triệu USD. Giá phân bón xuất khẩu sang Campuchia trung bình 405 USD/tấn, giảm 17% về lượng, giảm 19,9% kim ngạch và giá giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 5/2024, xuất khẩu sang thị trường này đạt 42.813 tấn, tương đương 17,09 triệu USD, giá trung bình 399 USD/tấn, tăng 1,3% về lượng, tăng 1,7% kim ngạch, giá tăng 0,4% so với tháng 4/2024.

Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt 85.507 tấn, tương đương 35,29 triệu USD, giá trung bình 412,7 USD/tấn, tăng 78,8% về lượng, tăng 100,3% kim ngạch và tăng 12% về giá, chiếm 12% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt 39.133 tấn, tương đương 18,87 triệu USD, giá trung bình 482,2 USD/tấn, tăng mạnh 176,4% về lượng, tăng 133% kim ngạch nhưng giá giảm 15,7%, chiếm 5,4% trong tổng khối lượng và chiếm 6,4% trong tổng kim ngạch.

Như vậy, 5 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu phân bón có chiều hướng tăng về lượng, tuy nhiên, mức tăng của xuất khẩu còn khá khiêm tốn so với nhập khẩu.

Trong năm 2024, các chuyên gia dự báo nguồn cung phân bón sẽ ngày càng thắt chặt do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.