Nguồn vốn ODA của Đan Mạch cho Việt Nam trọng tâm vào năng lượng sạch
Ngày 7/8, các quan chức và chuyên gia tài chính đã có buổi tranh luận thẳng thắn về việc Việt nam sử dụng sử dụng vốn ODA như thế nào tại hội thảo “Hoạt động ODA tại Việt Nam - 20 năm nhìn lại”, tổ chức tại Đà Nãng.
Theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong hai mươi năm qua, vốn ODA đã đã giúp Việt Nam đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định phát triển kinh tế xã hội.
“Việt Nam đánh giá cao kết quả đạt được từ nguồn vốn ODA mà các nhà tài trợ quốc tế trợ giúp cho Việt Nam 20 năm qua, với tổng số tiền khoảng 80 tỷ USD,” ông Vũ Văn Ninh nói.
Không chỉ là “bổ sung nguồn vốn” theo ông Ninh ,ODA đã khẳng định sự “ủng hộ mạnh mẽ” của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, việc sử dụng nguồn vốn tài trợ này cũng đang đặt ra nhiều thách thức về “tham nhũng và tiêu cực.”
“Sử dụng vốn ODA đã đến lúc phải được cải tổ,” ông Nguyễn Thành Đô, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính nói.
Nguyên nhân cấp thiết của “cải tổ” là do “việc sử dụng nguồn vốn này vẫn còn những góc khuất không thể không nói đến,” ông Nguyễn Thành Đô cho hay.
“Bên cạnh đó tình trạng đua nhau làm dự án và sử dụng nguồn vốn ODA không hiệu quả còn xuất phát từ việc một số cơ quan thụ hưởng vẫn nghĩ ODA là vốn cho không, là tiền chùa.”
“Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thủ tục rườm rà, trong khi công tác chuẩn bị dự án lại rất sơ sài, không lượng được những tác động đến kinh tế xã hội đã cho làm dự án, khâu thẩm định kém,” ông Đô nói thêm.
Điều quan trọng nhất của “cải tổ” theo nguyên Cục trưởng